Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Soạn hoá học 12 bài 32: Hợp chất của sắt

Chuyên mục: Soạn hoá học 12

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài: Hợp chất của sắt. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. HỢP CHẤT SẮT (II)

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (II) là tính khử 

   Fe2+ →   Fe3+ + 1e

1. Sắt (II) oxit FeO

  • Là chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên
  • Tác dụng với axit HNO3, H2SOđặc nóng tạo muối sắt (III).

 Hợp chất của sắt

 Hợp chất của sắt

  •  Điều chế FeO:  khử Fe2O3 bằng CO, H2 ở nhiệt độ cao

Fe2O3 + CO →(to)  2FeO + CO2.

2. Sắt (II) hiđroxit -Fe(OH)2

  • Sắt (II) hiđroxit là chất rắn màu trắng , hơi xanh, không tan trong nước.
  • Điều chế:  FeCl2 + 2NaOH →  Fe(OH)2 + 2NaCl
  • Trong không khí Fe(OH)dễ bị oxi hoá thành Fe(OH)màu nâu đỏ:

       4Fe(OH)2 + O2  + 2H2O →   4Fe(OH)3 nâu đỏ.

3. Muối sắt (II)

  •  Muối sắt (II) dễ bị oxi hoá tạo thành muối sắt (III)

      FeCl2 + Cl2 →   2FeCl3.

  • Điều chế: Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl, H2SO4 loãng

   Fe + 2HCl →   FeCl2 + H2.

II. HỢP CHẤT SẮT (III)

Tính chất hoá học chung: Tính oxi hoá

Fe3+ + 1e →   Fe2+         

Fe3+ + 3e →   Fe0 

1.Sắt (III) oxit Fe2O3

  • Sắt (III) oxit  là chất rắn, đỏ nâu, không tan trong nước.
  • Fe2O3 là những oxit bazơ có thể tác dụng với axit tạo muối sắt (III) :

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

  • Ở nhiệt độ cao bị CO hoặc H2 , Al khử thành sắt.

Fe2O3 +3CO →(to) 2Fe + 3CO2

  • Điều chế : 2Fe(OH)3   →(to )  Fe2O3  + 3H2O
  • Trong tự nhiên tồn tại dưới dạng quặng hematit dùng để luyện gang.

2. Sắt (III) hiđroxit - Fe(OH)3 

  • Sắt (III) hiđroxit là chất rắn , nâu đỏ, không tan trong nước,
  • Bị phân hủy ở nhiệt độ cao:      2Fe(OH)3  →(to )  Fe2O3  + 3H2O
  • Tác dụng với dung dịch axit :     Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
  • Điều chế :  FeCl+ 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaOH

3. Muối sắt (III)

  • Muối sắt (III) đa số tan trong nước, kết tinh dạng ngậm nước
  • Dung dịch muối sắt (III) có tính oxi hóa dễ bị khử thành Fe2+

 Hợp chất của sắt

  • Ứng dụng:  FeCl3 dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp chất hữu cơ.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1. (Trang 145 SGK)  

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau :

bài 32: Hợp chất của sắt

Câu 2. (Trang 145 SGK) 

Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là :

A.8,19 lít.                                         

B.7,33 lít.

C.4,48 lít.                                         

D.6,23 lít.

Câu 3. (Trang 145 SGK) 

Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là :

A. 1,9990 gam                                           

B. 1,9999 gam.

C. 0,3999 gam                                          

D. 2,1000 gam.

Câu 4. (Trang 145 SGK) 

Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là

A.231 gam.

B.232 gam.

C.233 gam.

D. 234 gam.

Câu 5. (Trang 145 SGK) 

Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là 

A.15 gam.

B.20 gam.

C.25 gam.

D.30 gam.

hh12f
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 12 bài 32: Hợp chất của sắt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 12. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận