Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Soạn hoá học 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom

Chuyên mục: Soạn hoá học 12

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài: Crom và hợp chất của crom. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron

  • Crom ở ô số 24, thuộc nhóm VIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.
  • Cấu hình electron:  [Ar]3d54s1.

II. Tính chất vật lí

  • Crôm có màu trắng bạc, rất cứng ( độ cứng thua kim cương)
  • Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3.

III. Tính chất hóa học

  • Có tính khử mạnh hơn sắt. Trong hợp chất crom có số oxi hóa biến đổi từ +1 đến +6.

1. Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với các phi kim cở nhiệt độ cao trừ flo

4Cr  +  3 O2  →(to)   2 Cr2O3

2Cr   +   3Cl2  →(to)  2 CrCl3

2. Tác dụng với nước: không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

3. Tác dụng với axit: tạo thành muối crom (II)

Cr  +  2HCl  →  CrCl2   +   H2

Chú ý: Crom thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc, nguội

IV. Hợp  chất của crom

1. Hợp  chất crom (III).

  • Crôm (III) oxit: Cr2O ( màu lục thẩm)
    • Cr2O3  là oxit lưỡng tính, tan trong axit và kiềm đặc.
  • Crôm (III) hidroxit: Cr(OH)3   là chất rắn màu xanh nhạt.
    • Cr(OH)3 là hidroxit lưỡng tính

        Cr(OH)3  + NaOH  →  Na[Cr(OH)4]            

Cr(OH)3 +  3HCl  → CrCl3  +   3H2O

  • Ở trạng thái số oxi hóa trung gian Cr3+ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2. Hợp chất crom (VI)

  • Crôm (VI) oxit: CrO3
    • Là chất rắn màu đỏ.
    • CrO3 là chất oxi hoá rất mạnh

2CrO3 + 2 NH3 →  Cr2O3  +N2  +3 H2O

    • CrO3 là một oxit axit, tác dụng với H2O tạo ra hỗn hợp 2 axit.

CrO3   +  H2O   →  H2CrO4 : axit cromic

2CrO3  + H2O  →  H2Cr2O7 : axit đi cromic

  • Muối crom (VI)
    • Là những hợp chất bền
    • Muối crômat: Na2CrO4,...là những hợp chất có màu vàng của ion CrO42-.
    • Muối đicrômat: K2Cr2O7... là muối có màu da cam của ion Cr2O72-.
    • Giữa ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá lẫn nhau theo cân bằng.

 Cr2O72-  +  H2O  → 2CrO42-  +  2H+

(da cam)                            (vàng)

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1. (Trang 155 SGK) 

Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong dãy chuyển hóa sau:

Cr → Cr2O→ Cr2(SO4)3 → Cr(OH)3 → Cr2O3

Câu 2. (Trang 155 SGK) 

Cấu hình electron của Cr3+ là

A. [Ar]3d5.         

B. [Ar]3d4.

C. [Ar]3d3.

D. [Ar]3d2.   

Câu 3. (Trang 155 SGK) 

Số oxi hóa đặc trưng của crom là 

A. +2, +4, +6.

B. +2, +3, +6.

C. +1, +2, +4, +6.

D. +3, +4, +6.

Câu 4. (Trang 155 SGK) 

Hãy viết công thức của một số muối crom trong đó nguyên tố crom:

a) đóng vai trò cation.

b) có trong thành phần của anion.

Câu 5. (Trang 155 SGK) 

Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam oxit và 1 mol crom(III) oxit. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và xét xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn hay chưa ?

hh12f
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 12 bài 34: Crom và hợp chất của crom . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 12. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận