Danh mục bài soạn

Array

Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

Vận dụng

Câu 1. Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

Câu 2. Thực hành Dự án Hành trình kết nối di sản, em hãy lựa chọn một số di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đó. 

Cách làm cho bạn:

Câu 1

Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa Tháp San-chi:

  • Đại tháp Sanchi được kiến tạo vào thời đại đế Asoka (thế kỷ III trước Tây lịch) theo cấu trúc vòm, với đường kính khoảng 12m, bằng gạch nung, trung tâm chứa xá-lợi của Đức Phật. Đến vương triều Shunga (thế kỷ III trước Tây lịch), ngôi tháp này bị hư hỏng và được vua Agnimitra (năm 151 đến năm 143 trước Tây lịch) trùng tu, mở rộng kích thước gấp đôi ban đầu. Tôn trọng sự thiêng liêng của ngôi tháp cổ, những người thợ xây không đập bỏ kiến trúc cũ mà xây dựng một vòm bát úp mới bao bọc bên ngoài. Hàng rào và đường hành lang bao quanh đáy tháp cũng được xây dựng thêm.
  • Đại tháp Sanchi là một công trình kiến trúc độc đáo kết hợp với nghệ thuật điêu khắc được xây dựng theo cấu trúc vũ trụ. Ngôi tháp có hình bán cầu, có chỏm hơi dẹt được gọi là anda, vớiđường kính 36,6m và cao 16m.Ở giữa tháp có một trụ cột vươn lên khỏi đỉnh tháp. Trụ cột này được gọi là yasti (trục thế giới) và tiếp nối với chattra (cái lọng) gồm có ba tầng bằng đá, tượng trưng cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Dưới chiếc lọng là nơi tôn trí chiếc hòm đựng xá-lợi. Bao quanh tháp là một vòng rào hình vuông được gọi là harmika, xuất phát từ tập tục bao bọc những vật tôn kính như cây thiêng hoặc đền chùa bằng hàng rào trong tư tưởng cổ Ấn Độ.Tượng trưng cho trục vũ trụ, bảo tháp hợp nhất ba cõi hiện hữu: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
  • Đại tháp Sanchi là kiến trúc bằng đá lâu đời nhất tại Ấn Độ. Tuy được xây dựng và tu bổ suốt nhiều thế kỷ, nhưng phần lớn các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc đại tháp Sanchi thuộc về trường phái nghệ thuật phi thánh tượng, khi mà Đức Phật còn chưa được biểu hiện bằng nhân dạng, thay vào đó là những biểu tượng như cây bồ-đề, chỗ ngồi để trống hay bánh xe pháp luân. Nghệ thuật điêu khắc tại Sanchi có nhiều điểm tương đồng với các phù điêu của trường phái Gandhara, ở đó bố cục không gian, nhân vật được giữ gần như nguyên vẹn, chỉ thay thế hình ảnh cây bồ-đề, ngai trống bằng hình ảnh Đức Phật. Điều này cho thấy mô hình cấu trúc và nghệ thuật điêu khắc tại Sanchi là hình mẫu cho nghệ thuật tại các địa điểm khác ở Ấn Độ. Từ cấu trúc bảo tháp Sanchi, các nước khác đã thay đổi một vài chi tiết để phù hợp với văn hóa bản địa nhưng không đi ngoài ý nghĩa ban đầu.

Câu 2

Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc ở các đền tháp và ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các văn bia.

  • Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần.
  • Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, ....
  • Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận