Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 9

Tổng hợp đầy đủ bài giảng điện tử (bài giảng Powerpoint) Lịch sử 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Về nội dung, bài soạn đầy đủ các phần, đảm bảo chương trình giảng dạy của giáo viên. Về hình thức, bài soạn hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, trò chơi phong phú. Hi vọng, với bộ tài liệu này, hi vọng việc dạy các môn chương trình học lớp 9 mới của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC CỦA MÔN LỊCH SỬ! 

KHỞI ĐỘNG 

“…Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc 

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin 

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc 

“Cơm là đây! Hạnh phúc đây rồi”. 

Em có cảm nhận gì sau khi đọc những câu thơ này? 

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên con tàu Amiral Latouche Tréville tại bến Nhà Rồng. Chế Lan Viên đã viết bài thơ “Người đi tìm hình của nước” bằng sự đúc kết hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước nơi đất khách quê người đầy gian nan, thử thách cho đến khi bắt gặp “... mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông”. Để rồi Người mang ánh sáng Lê-nin về Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng Tháng Tám (1945), lấy lại “hình của Nước” - tên gọi Việt Nam thiêng liêng trên bản đồ thế giới. 

BÀI 6 

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 

NỘI DUNG BÀI HỌC 

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1918 đến 1930 

Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

01 HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC TỪ NĂM 1918 ĐẾN 1930 

THẢO LUẬN NHÓM 

Khai thác Hình 6.1, thông tin mục 1 SGK tr.26, 27 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những nét chính về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930. 

Nhóm 1:  

Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. 

Nhóm 2:  

Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô. 

Nhóm 3:  

Tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc. 

Hình 6.1. Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Tất Thành) tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua (1920) 

Hình 6.2. Một số báo Người cùng khổ 

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp 

Đầu năm 1919: gia nhập Đảng xã hội Pháp. 

6/1919: gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tại Hội nghị Véc-xai. 

7/1920: đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. 

> Tìm thấy con đường cứu nước – con đường cách mạng vô sản. 

12/1920: tham dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp 

> Đánh dấu bước ngoặt: đi theo con đường cách mạng vô sản. 

Báo Nhân đạo đã đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. 

Bản Yêu sách của nhân dân An Namgửi tới Hội nghị Vecxay – bản tiếng Pháp. 

Thông tin về Nguyễn Ái Quốc tại Pháp. Ảnh cắt từ clip trong phóng sự: Nguyễn Ái Quốc - Ẩn số từ nước Pháp của Đài truyền hình Việt Nam. 

Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris (Pháp) năm 1919. 

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp ở thành Tours, Nguyễn Ái Quốc tham dự với tư cách là đại biểu Đông Dương, tháng 12-1920, (Nguyễn Ái Quốc ngồi đầu dãy bàn thứ hai, phía tay trái Đoàn Chủ tịch). 

Thẻ Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp của Nguyễn Ái Quốc với tên Hăngri Trần (Henri Tchen) năm 1922. 

Bản yêu sách của nhân dân An Nam 

Ngôi nhà số 9, ngõ hẻm Compoint (Paris), nơi Người ở gần 2 năm, từ năm 1920 đến năm 1923. 

Những người đồng chí của Bác Hồ tại Pháp 

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô 

1921 

Lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa. 

1922 

Là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ. 

Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Người cùng khổ, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp 

Trò lố hay Varen và Phan Bội Châu - Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đăng báo La Paria số 36-37 tháng 9 -10/1925. 

Báo Người cùng khổ (Le Paria), Cơ quan Ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc và một số nhà cách mạng sáng lập, phát hành trong những năm 1922-1926 (Số 24, tháng 4-1924) 

Báo "Người cùng khổ" ra đời 

10/1923 

được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. 

6/1924 

trình bày tham luận tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. 

1923 - 1924 

viết bài cho tạp chí Thư tín quốc tế, báo Sự thật. 

Thẻ đại biểu Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ở Mátxcơva, 17/6 - 8/7/1924 

Tàu Karl Liebknecht chở Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô lần đầu tiên, tháng 6-1923. 

Giấy thông hành số 1829, do Đại diện toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Liên bang Nga tại Đức cấp cho Nguyễn Ái Quốc, bí danh “Chen Vang”, ngày 16-6-1923 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu, thứ 3 từ trái sang) cùng các đại biểu tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. 

Bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên báo Sự Thật, Liên Xô (27/1/1924) 

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại Liên Xô năm 1923 

Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc 

1925 - 1927 

Sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản tờ báo Thanh niên. 

Mở lớp huấn luyện chính trị đào tạo một số thanh niên trở thành cán bộ cách mạng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu. 

Báo Thanh niên - Tờ báo cách mạng Việt Nam đầu tiên 

Nguyễn Ái Quốc giảng bài tại lớp huấn luyện cán bộ Cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc 

Lớp học tại Di tích lịch sử trụ sở Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu - nơi Bác trực tiếp đào tạo những cán bộ lãnh đạo đầu tiên của Đảng. 

Phòng in kiêm Ký túc xá nữ và Lớp học – nơi Bác từng giảng dạy cho cán bộ, thanh niên Việt Nam tại  Di tích lưu niệm Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên 

Tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chức năng tuyên truyền và vận động. 

Ngôi nhà số 13, nay là số 248 - 250, đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, trụ sở của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nơi tờ báo Thanh niên xuất bản những số đầu tiên 

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thành lập 

7/1925 

... 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án powerpoint Lịch sử 9 kết nối tri thức bản, GA trình chiếu Lịch sử 9 kết nối tri thức bản, Giáo án điện tử chương trình lớp 9 bộ sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 9. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận