Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Công nghệ 9 modun cắt may chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 9

Tải giáo án Công nghệ 9 modun cắt may chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Công nghệ 9 modun cắt may chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CẮT MAY THỜI TRANG
  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • - Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • - Trình bày được một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  • - Nêu được đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang: tính chất lao động, đối tượng lao động, nội dung lao động, điều kiện lao động.
  • - Trình bày được yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  • - Đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  1. Phẩm chất
  • - Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 (Cắt may).
  • Tranh ảnh, tư liệu do GV sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học Chủ đề 4 – Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Công nghệ 9 (Cắt may).
  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Chủ đề 4 – Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 4.1 SGK tr.37 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang (Hình 4.1) có phù hợp với em không?
  2. Sản phẩm: HS nêu ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang trong Hình 4.1 phù hợp với bản thân (nếu có).
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 4.1 SGK tr.37:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang (Hình 4.1) có phù hợp với em không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong, nếu ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang trong Hình 4.1 phù hợp với bản thân.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: May thời trang là ngành nghề tạo ra những sản phẩm may mặc đẹp mắt, ấn tượng, đi đầu xu hướng. Không giống như nghề may công nghiệp đại trà, người thợ may thời trang được đào tạo chỉn chu với đầy đủ kiến thức chuyên môn về kỹ thuật cắt – may - ráp, đồng thời có mắt thẩm mỹ cao, khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt và cực kỳ sáng tạo để cho ra những mặt hàng đáp ứng nhu cầu mặc đẹp, thời trang của khách hàng. Vậy, có những ngành nghề nào liên quan đến cắt may thời trang? Đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang là gì? Yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang như thế nào? Khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được tên một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp cá nhân, cặp đôi, khai thác Hình 4.2 SGK tr.37, 38 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4.2 SGK tr.37 và trả lời câu hỏi: Hình 4.2 minh họa cho những ngành nghề nào liên quan đến cắt may thời trang.

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác thông tin mục I SGK tr.37, 38  và trả lời câu hỏi: Kể tên một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang trong Hình 4.2.

+ Hình 4.2a: nhà thiết kế thời trang.

+ Hình 4.2b: thợ tạo mẫu.

+ Hình 4.2c: thợ thêu.

+ Hình 4.2d: thợ may.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS lần lượt kể tên một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và mở rộng: Một số ngành nghề khác liên quan đến cắt may thời trang gồm thợ làm mũ, thợ thêu, thợ may ô, thợ làm da thú, thợ khâu vá, thợ tạo và cắt mẫu sản phẩm khác có liên quan đến cắt may.

- GV kết luận:

+ Các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang thuộc lĩnh vực tạo ra sản phẩm may mặc như các loại quần áo, khăn, mũ,…phục vụ cho nhu cầu mặc đẹp của nhân dân và sản xuất hàng xuất khẩu.

+ Các ngành nghề này vừa mang lại việc làm, nguồn thu nhập cho lao động, vừa góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

- Nhà thiết kế thời trang: thiết kế các kiểu dáng trang phục theo xu hướng và phong cách thời trang.

- Kĩ sư sản xuất (may công nghiệp, may thời trang): xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm; triển khai, quản lí điều hành dây chuyền sản xuất sản phẩm may mặc.

- Thợ tạo mẫu: tạo rập mẫu (thiết kế rập) dùng cho các bước: cắt vải, lấy dấu, may, ủi sản phẩm trong quá trình sản xuất hàng may mặc.

- Thợ cắt: cắt vải theo rập mẫu trong quá trình sản xuất hàng may mặc.

- Thợ may (thợ may áo dài, thợ may quần áo nữ, thợ may quần áo nam,…): may và chỉnh sửa sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc nhà sản xuất.

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

LIÊN QUAN ĐẾN CẮT MAY THỜI TRANG

   

Nhà thiết kế thời trang

Kĩ sư sản xuất

(may công nghiệp, may thời trang)

Thợ tạo mẫu

Thợ cắt

Thợ may

Thợ thêu

Thợ làm da thú

 

 

https://www.youtube.com/watch?v=qtmRYNVGOvI

https://www.youtube.com/watch?v=vHiEMEm1ddE

(Từ 0s10 – 3p13s)

Hoạt động 2: Đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang: tính chất lao động, đối tượng lao động, nội dung lao động, điều kiện lao động.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Hình 4.3 – 4.6, thông tin mục II SGK tr.38 – 40 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

- Nhóm 1 (Phiếu học tập số 1): Tìm hiểu về tính chất lao động.

- Nhóm 2 (Phiếu học tập số 2): Tìm hiểu về đối tượng lao động.

- Nhóm 3 (Phiếu học tập số 3): Tìm hiểu về nội dung lao động.

- Nhóm 4 (Phiếu học tập số 4): Tìm hiểu về điều kiện lao động.  

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4 của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm tìm hiểu trước ở nhà: Khai thác Hình 4.3 – 4.6, thông tin mục II SGK tr.38 – 40 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tính chất lao động.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đối tượng lao động.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về nội dung lao động.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về điều kiện lao động. 

Nhiệm vụ 1: Tính chất lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại nhiệm vụ của Nhóm 1:

Khai thác Hình 4.3, mục 2.1 SGK tr.38 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍNH CHẤT LAO ĐỘNG

So sánh hai trường hợp sản xuất hàng may mặc thời trang được minh họa trong Hình 4.3.

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho Nhóm 1 một số tư liệu liên quan đến tính chất lao động của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.

   
   

May đo

   

May sẵn

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Em đã bao giờ may đo cho người thân chưa? Em tặng người thân vào dịp gì? Người thân của em đánh giá về sản phẩm như thế nào?

- GV mở rộng kiến thức, giới thiệu cho HS: Có rất nhiều hệ thống cỡ số trang phục được sử dụng tại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống cỡ số quần áo được sử dụng theo TCVN 5782:2009.

https://vanbanphapluat.co/tcvn-5782-2009-he-thong-co-so-tieu-chuan-quan-ao

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1 nêu đặc điểm tính chất lao động theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời câu hỏi liên hệ bản thân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Hoạt động nghề nghiệp của người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang tùy thuộc vào cách thức sản xuất sản phẩm. Hàng may mặc thời trang thường được tổ chức sản xuất theo hai cách: may đo và may sẵn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Đặc điểm cơ bản của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

2.1. Tính chất lao động

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TÍNH CHẤT LAO ĐỘNG

So sánh hai trường hợp sản xuất hàng may mặc thời trang được minh họa trong Hình 4.3.

May đo (hình 4.3a):

- Sản phẩm được tạo ra dựa theo số đo thực tế của khác hành tại cửa hàng may đo.

- Sản phẩm may đo có kích thước vừa vặn với khách hàng, kiểu mẫu đa dạng, đáp ứng xu hướng thời trang.

 

- Người thợ may thực hiện hầu hết các công đoạn trong quy trình tạo nên sản phẩm.

May sẵn (hình 4.3b):

- Sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo hệ thống cỡ số tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế.

- Quá trình sản xuất hàng may đo được tổ chức

 

thành dây chuyền sản xuất quy mô lớn tại các công ty may. 

- Sản phẩm may sẵn thường là những trang phục phổ biến, thông dụng, phù hợp với số lượng khách hàng lớn.

- Mỗi công nhân chỉ thực hiện một công đoạn trong quy trình tạo nên sản phẩm. 

Nhiệm vụ 2: Đối tượng lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại nhiệm vụ của Nhóm 2:

Khai thác Hình 4.4, mục 2.2 SGK tr.39 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG

1. Mỗi vật dụng trong Hình 4.4 có đặc điểm nào có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người thường xuyên tiếp xúc với chúng?

…………………………………………………………….

……………………………………………………………..

2. Kể tên một số loại nguyên, phụ liệu may mặc thường dùng.

…………………………………………………………….

……………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đối tượng lao động của ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang:

   

Vật liệu vẽ thiết kế

   
   

Vật liệu may

   
   

Các phụ liệu

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 nêu đặc điểm tính chất lao động theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 2.

- GV kết luận: Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, người lao động liên quan đến cắt may thời trang thường xuyên làm việc, thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có đặc điểm dễ hút ẩm, chứa nhiều bụi xơ sợi, bụi phấn vẽ, hóa chất từ màu nhuộm, màu vẽ, hóa chất xử lí vải.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2.2. Đối tượng lao động

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC SỐ 2

PHIẾU HỌC SỐ 2

ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG

1. Đặc điểm nào có thể gây ảnh hưởng không tốt cho người thường xuyên tiếp xúc với chúng với mỗi vật dụng trong Hình 4.4:

- Màu vẽ: nếu thường xuyên tiếp xúc có thể gây dị ứng, loét da, bệnh ở phổi, đường hô hấp, hen xuyễn,…

- Phụ liệu: nếu thường xuyên tiếp xúc có thể gây bệnh ở phổi, đường hô hấp.

- Vải: nếu thường xuyên tiếp xúc có thể gây bệnh ở phổi, đường hô hấp do chứa nhiều bụi xơ sợi.

2. Kể tên một số loại nguyên, phụ liệu may mặc thường dùng

- Vật liệu vẽ thiết kế: các loại màu vẽ, giấy vẽ, phấn may.

- Vật liệu may: các loại vải được dệt bằng sợi thiên nhiên, sợi hóa học, sợi pha; lông thú, vải giả da,…

- Các phụ liệu: chỉ, cúc, khóa kéo, vải dựng, ren, thu, ruy băng,…

Nhiệm vụ 3: Nội dung lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại nhiệm vụ của Nhóm 3:

Khai thác Hình 4.5, mục 2.3 SGK tr.39, 40 và hoàn thành Phiếu học tập số 3:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NỘI DUNG LAO ĐỘNG

1. Hãy mô tả các nhiệm vụ của người lao động ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang được minh họa trong Hình 4.5.

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

2. Nêu các nhiệm vụ chính mà người lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang cần thực hiện.

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về nội dung lao động liên quan đến cắt may thời trang (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3).

- GV mở rộng kiến thức và giới thiệu cho HS: Hiện nay, có nhiều phần mềm máy tính tích hợp các chức năng thiết kế rập mẫu, nhảy size như: Gerber, Accumark,…giúp nâng cao hiệu quả công việc của người lao động.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 3, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 3 nêu đặc điểm tính chất lao động theo Phiếu học tập số 3.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 3.

- GV kết luận: Người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang thực hiện các nhiệm vụ: thiết kế, chọn vật liệu, tạo mẫu, xây dựng quy trình, giác sơ đồ, cắt các chi tiết, vắt sổ bìa vải, may lắp ráp, thực hiện các công việc hoàn thành sản phẩm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2.3. Nội dung lao động

Kết quả Phiếu học tập số 3 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ  CÁC NỘI DUNG LAO ĐỘNG

CỦA NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CẮT MAY THỜI TRANG

Thiết kế

Tạo rập mẫu các chi tiết sản phẩm theo bản vẽ kiểu và theo từng cỡ số

Cắt các chi tiết sản phẩm theo đường vẽ rập mẫu trên vải, da

Vắt sổ bìa vải các chi tiết của sản phẩm

 

https://www.youtube.com/watch?v=Hi5lQVOpBUM

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NỘI DUNG LAO ĐỘNG

1. Các nhiệm vụ của người lao động ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang được minh họa trong Hình 4.5:

- Hình 4.5a: thiết kế.

- Hình 4.5b: tạo mẫu.

- Hình 4.5c: cắt các chi tiết sản phẩm theo đường vẽ rập mẫu trên vải, da.

- Hình 4.5d: may lắp ráp các chi tiết sản phẩm.

2. Nêu các nhiệm vụ chính mà người lao động làm việc trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang cần thực hiện.

- Thiết kế: sáng tạo kiểu dáng sản phẩm như áo dài, áo khoác, bộ veston, váy, áo sơ mi, quần tây,… theo xu hướng và phong cách thời trang.

- Chọn vật liệu theo tài liệu kĩ thuật của sản phẩm.

- Tạo mẫu: tạo rập mẫu các chi tiết sản phẩm theo bản vẽ kiểu và theo từng cỡ số (nhảy size).

- Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn kĩ thuật lắp ráp sản phẩm.

- Giác sơ đồ: lập phương án bố trí các bộ phận của sản phẩm lên vải hoặc da, lông thú.

- Cắt các chi tiết sản phẩm theo đường vẽ rập mẫu trên vải, da.

- Vắt sổ bìa vải các chi tiết của sản phẩm.

- May lắp ráp các chi tiết sản phẩm.

- Thực hiện các công việc hoàn thiện sản phẩm: cắt chỉ thừa, thùa khuy, đính cúc, trang trí, ủi hoàn thiện.

Nhiệm vụ 4: Điều kiện lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại nhiệm vụ của Nhóm 4:

Khai thác Hình 4.6, mục 2.4 SGK tr. 40 và hoàn thành Phiếu học tập số 4:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Các điều kiện làm việc như Hình 4.6 có thể gây ảnh hưởng như thế nào đến người lao động?

……………………………………………………………..

……………………………………………………………..

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về điệu kiện lao động liên quan đến cắt may thời trang (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 4, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 4 nêu đặc điểm tính chất lao động theo Phiếu học tập số 4.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 4.

- GV kết luận và chuyển sang nội dung mới.

d. Điều kiện lao động

Kết quả Phiếu học tập số 4 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 4.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI

LÀM NGHÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CẮT MAY THỜI TRANG

   

Làm việc trong không gian có hệ thống chiếu sáng tốt

   

Môi trường làm việc thông thoáng, dễ chịu

giúp bảo vệ sức khỏe người lao động

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Các điều kiện làm việc như Hình 4.6 có thể gây ảnh hưởng đến người lao động.

- Đặc thù nghề nghiệp của người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang là thường xuyên tiếp xúc với bụi vải, tiếng ồn của các loại máy chuyên dụng và phải thực hiện các thao tác cần độ chính xác, tỉ mỉ với các chi tiết rất nhỏ như kim, chỉ, nét vẽ, mũi may,… trên vải.

- Người lao động cần làm việc trong không gian có hệ thống chiếu sáng tốt, có thiết bị thông gió tạo môi trường thông thoáng, dễ chịu để bảo vệ sức khỏe, giúp người lao động thoải mái sáng tạo.

Hoạt động 3: Yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4.7, thông tin mục 3 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Để làm được các công việc trong Hình 4.7, người lao động cần có những khả năng, phẩm chất, sở thích như thế nào?
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4.7, thông tin mục 3 SGK tr.41 và trả lời câu hỏi: Để làm được các công việc trong Hình 4.7, người lao động cần có những khả năng và phẩm chất như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang qua Hình 4.7.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết luận: Người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang cần có khả năng, phẩm chất và sở thích phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Yêu cầu đối với người lao động trong các ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

- Khả năng:

+ Có năng khiếu mĩ thuật, khéo tay.

+ Có khả năng vẽ thiết kế trang phục, vẽ tạo mẫu trang phục, cắt may.

+ Nghiên cứu, tìm hiểu và cập nhật tốt các xu hướng thời trang.

- Phẩm chất, thể chất:

+ Tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn, có óc sáng tạo, có sức khỏe tốt, thị lực tốt.

+ Không mắc các bệnh: mù màu, thấp khớp, tim mạch, lao,…

+ Không bị dị ứng với bụi vải, bụi phấn may, màu vẽ.

- Sở thích:

+ Thích tìm hiểu, nghiên cứu về xu hướng, phong cách thời trang.

+ Thích vẽ thiết kế và cắt may các sản phẩm thời trang.

Hoạt động 4: Đánh giá khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang theo các bảng mẫu.
  3. Sản phẩm: Bảng đánh giá được khả năng và sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến cắt may thời trang.
  4. Tổ chức thực hiện:

.....

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Công nghệ 9 modun cắt may chân trời&nbsp; Tải giáo án word Công nghệ 9 modun cắt may chân trời , tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Công nghệ 9 modun cắt may chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 9. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận