Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Địa lí 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 9

Tải giáo án Địa lí 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Địa lí 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUÂN CƯ

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc bản đồ dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư.
  • Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác tư liệu Hình 2, Bảng 2, thông tin trong bài để tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư; sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Đọc bản đồ dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư; trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học và sưu tầm thông tin để mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: đọc, sưu tầm thông tin, hình ảnh, tư liệu để mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).
  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về quần cư nông thôn và quần cư thành thị, nêu một số đặc điểm về hai quần cư này.
  4. Sản phẩm: HS nêu một số đặc điểm về quần cư nông thôn và quần cư thành thị trong hình ảnh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:

   

Hình 1

Hình 2

   

Hình 3

Hình 4

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Em có nhận xét gì về các hình ảnh vừa quan sát được?

+ Em có biết về quần cư nông thôn và quần cư đô thị? Hãy nêu một số đặc điểm về hai quần cư này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng một số kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về các hình ảnh quan sát được, đặc điểm của hai quần cư nông thôn và đô thị.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quần cư nông thôn (Hình 1, 2): mật độ dân số thấp; cấu trúc thành xã, làng, xóm, bản; hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu;…

+ Quần cư đô thị (Hình 3, 4): mật độ dân số cao; nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân phố; hoạt động công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu;…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vậy, phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm như thế nào? Các loại hình quần cư có những đặc điểm gì khác biệt? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu phân bố dân cư.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét được đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.119, 120 và trả lời câu hỏi: Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư nước ta.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm phân bố cư dân nước ta.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Mật độ dân số nước ta cao (297 người/km2 năm 2021), đứng thứ 48 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Xin-ga-po và Phi-líp-pin).

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 2, thông tin mục 1 SGK tr.119, 120 và trả lời câu hỏi: Nhận xét đặc điểm phân bố cư dân nước ta.

- GV cung cấp thêm một số thông tin về đặc điểm phân bố dân cư nước ta:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số

cao nhất cả nước

Bảng: Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2001

(Đơn vị: %)

Năm

1990

2000

2010

2021

Thành thị

19,5

24,1

30,4

37,1

Nông thôn

80,5

75,9

69,6

62,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 1991,

2001, 2011, 2022)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Sự phân bố dân cư thay đổi do tác động của những nhân tố nào?

- GV chia HS thành 6 nhóm, tổ chức trò chơi Đi tìm nhà thông thái. GV yêu cầu các nhóm vận dụng, liên hệ, sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết: Vì sao Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét đặc điểm phân bố cư dân nước ta.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Sự phân bố dân cư thay đổi do tác động của những nhân tố như vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, chính sách dân số, trình độ phát triển kinh tế,….

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi trò chơi (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta:

+ Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực: phân bố dân cư nước ta khác nhau giữa các khu vực đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn.

+ Phân bố dân cư nước ta có sự thay đổi: sự phân bố dân cư nước ta thay đổi theo hướng càng ngày càng hợp lí hơn.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Phân bố dân cư

- Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực:

+ Giữa đồng bằng và miền núi:

·        Khu vực đồng bằng, ven biển có dân cư đông đúc; khu vực miền núi có dân cư thưa thớt hơn.

·        Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1 091 ng/km2); Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước  (111 ng/km2).

+ Giữa thành thị và nông thôn:

·        Dân cư chủ yếu sinh sống ở nông thôn.

ü  Tỉ lệ dân sống ở nông thôn: 62,9%.

ü  Tỉ lên dân sống ở thành thị: 37,1%

·        Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 thành phố có mật độ dân số cao nhất cả nước.

-  Phân bố dân cư nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (1990) lên 37,1% (2021).

+ Một số đô thị có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,…

+ Các vùng có kinh tế phát triển năng động thu hút đông dân cư: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời câu hỏi trò chơi Đi tìm nhà thông thái:

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, vì:

- Nguyên nhân về tự nhiên:

+ Là đồng bằng châu thổ rộng lớn thứ 2 sau Đồng bằng sông Cửu Long (1,5 triệu ha).

+ Có hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống sông lớn đứng hàng thứ 2 của Việt Nam (sau hệ thống sông Mê Kông).

+ Có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nguyên nhân về lịch sử khai thác lãnh thổ: là một trong những vùng được khai phá và định cư lâu đời nhất ở nước ta. Nhờ sự thuận lợi về địa hình và khí hậu, con người đã sinh sống ở đây từ hàng vạn năm về trước.

- Nguyên nhân về kinh tế - xã hội:

+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng sông Hồng đã có từ xa xưa. Ngày nay, trình độ thâm canh trong việc trồng lúa nước ở đây đạt mức cao nhất trong cả nước. Vì vậy, nghề này đòi hỏi nhiều lao động. Trừ các thành phố lớn, những nơi càng thâm canh và có một số nghề thủ công truyền thống thì mật độ dân cư càng đông đúc.

+ Hình thành mạng lưới trung tâm công nghiệp quan trọng, dày đặc. Hà Nội là thành phố triệu dân lớn nhất khu vực phía Bắc. Các thành phố và thị xã khác có số dân đông như Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương. Việc phát triển công nghiệp và đô thị góp phần làm tăng mức độ tập trung dân số ở Đồng bằng sông Hồng.

Hoạt động 2. Tìm hiểu các loại hình quần cư.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Bảng 2, thông tin mục 2 SGK tr.121 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “quần cư” là “các kiểu phân bố dân cư trong những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nhất định”. Quần cư chính là hình thức biểu hiện cụ thể của việc phân bố dân cư trên bề mặt Trái đất, bao gồm mạng lưới các đặc điểm dân cư tồn trên một lãnh thổ nhất định.

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về các loại hình quân cư ở nước ta:

   
   

Quần cư nông thôn

   

Quần cư thành thị

- GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, khai thác Bảng 2, thông tin mục 2 SGK tr.121 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

TIÊU CHÍ

QUẦN CƯ NÔNG THÔN

QUẦN CƯ THÀNH THỊ

Mật độ dân số

 

 

Cấu trúc quần cư

 

 

Hoạt động kinh tế

 

 

Chức năng

 

 

- GV tiếp tục dẫn dắt: Do ảnh hưởng của đô thị hóa, kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên quần cư nông thôn đang thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận và cho biết: Cho biết những điểm tích cực và tiêu cực của sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng đối với loại hình quần cư nông thôn ở nước ta hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện Nhóm 1, 2 lần lượt trình bày sự khác biệt giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện Nhóm 3, 4 trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Ở Việt Nam có hai loại hình quần cư chủ yếu với sự khác biệt về mật độ dân số, cấu trúc quần cư, hoạt động kinh tế, chức năng.

2. Các loại hình quần cư

Đính kèm kết quả Phiếu học tập số 1 phía dưới Hoạt động 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

TIÊU CHÍ

QUẦN CƯ NÔNG THÔN

QUẦN CƯ THÀNH THỊ

Mật độ dân số

Mật độ dân số thấp.

Mật độ dân số cao.

Cấu trúc quần cư

Nơi cư trú được cấu trúc thành xã, làng, xóm, bản,…

Nơi cư trú được cấu trúc thành phường, thị trấn, tổ dân phố,…

Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp là chủ yếu.

- Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, phát triển về thủ công nghiệp, dịch vụ.

Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.

Chức năng

- Hành chính, văn hóa, xã hội.

- Chức năng quần cư nông thôn đang thay đổi theo hướng đa dạng hóa.

Đa chức năng: trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đổi mới sáng tạo.

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Những điểm tích cực và tiêu cực của sự thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng đối với loại hình quần cư nông thôn ở nước ta hiện nay:

- Tích cực:

+ Thay đổi về quy mô, số lượng, cấu trúc, chức năng, …

+ Bên cạnh chức năng chính là chế biến các sản phẩm nông nghiệp, hiện nay các quần cư nông thôn Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phát triển thủ công nghiệp, lâm nghệ, thể thao, du lịch, …một cách hoàn thiện hơn.

Là nhân tố quan trọng khiến cho các quần cư nông thôn ở nước ta ngày càng xích lại gần hơn với quần cư thành thị.

- Tiêu cực:

+ Ảnh hưởng đáng kể đến môi trường: gia tăng ô nhiễm, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp không được xử lý, hệ thống thoát nước không được tốt, ô nhiễm không khí,…

+ Cơ sở hạ tầng bị quá tải: các điều kiện về kết cấu hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, … không đáp ứng kịp nhu cầu của người dân sống tại đô thị.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.
  3. Nội dung:

- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.121.

  1. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:

 

Trường THCS:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………..

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP ĐỊA LÍ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

   

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Theo số liệu năm 2021, mật độ dân số của nước ta là:

A. 297 người/km2.

B. 176 người/km2.

C. 351người/km2.

D. 201 người/km2.

Câu 2: Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất cả nước?

A. Tây Nguyên.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 3: Khu vực có mật độ dân cư, đông đúc là:

A. Miền núi.

B. Đồng bằng, ven biển.

C. Đồng bằng, ven biển, hải đảo.

D. Ven biển, hải đảo.

Câu 4: Các đô thị có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại là:

A. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Hà Giang.

C. Kiên Giang, Hải Dương, Hà Nam, Yên Bái.

D. Hà Nội, Thái Bình, Phú Yên, Lào Cai.

Câu 5: Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là:

A. Dịch vụ.

B. Thủ công nghiệp.

C. Công nghiệp.

D. Nông nghiệp.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm quần cư thành thị ở nước ta?

A. Mật độ dân số cao.

B. Nơi cư trú được cấu trúc thành xã, làng, xóm, bản.

C. Công nghiệp, dịch vụ là hoạt động kinh tế chủ yếu.

D. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị.

Câu 7: Dân cư nước ta chủ yếu sống ở đâu?

A. Thành thị.

B. Các thành phố lớn.

C. Nông thôn.

D. Vùng ngoại ô.

Câu 8: Sự phân bố dân cư thay đổi là do tác động của:

A. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Kết quả của Chương trình mục tiêu quốc gia.

C. Sự thay đổi về các hoạt động kinh tế.

D. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 9: Dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 32.

B. 48.

C. 51.

D. 64.

Câu 10: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước triển khai từ năm nào?

A. 2015.

B. 2005.

C. 2020.

D. 2010.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi

1

2

3

4

5

Đáp án

A

D

B

A

D

Câu hỏi

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

B

D

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2. Trả lời câu hỏi bài tập - phần Luyện tập SGK tr.121

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ:

Dựa vào hình 2, hãy:

- Liệt kê các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 trở lên.

- Kể tên các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về phân bố dân cư và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chứng minh nhận định.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có mật độ dân số từ 1 000 người/km2 trở lên: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hậu Giang.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Củng cố kiến thức đã học về Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.121.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập phần Vận dụng.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Mô tả đặc điểm quần cư tại nơi em sinh sống.

- GV hướng dẫn HS các nội dung mô tả:

+ Tên loại hình quần cư.

+ Đặc điểm của loại hình quần cư đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS vận dụng kiến thức đã học, thực tế tại địa phương để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học:

+ Đặc điểm phân bố dân cư.

+ Sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

- Làm bài tập Bài 2 – SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức, phần Địa lí.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3: Thực hành tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương và phân hóa thu nhập theo vùng.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Địa lí 9 kết nối tri thức bản&nbsp; Tải giáo án word Địa lí 9 kết nối tri thức bản , tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Địa lí 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 9. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận