Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Thể dục 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 9

Tải giáo án Thể dục 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Thể dục 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

CHỦ ĐỀ 2: NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG

BÀI 2: KĨ THUẬT TRÊN KHÔNG VÀ RƠI XUỐNG CÁT (ĐỆM)

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
  • Biết điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát và tập luyện.
  • Thể hiện được khả năng điều khiển tổ, nhóm luyện tập và nhận xét kết quả luyện tập.
  • Chủ động giúp đỡ bạn trong học tập; luôn giữ gìn an toàn trong luyện tập.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động tập luyện.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

Năng lực giáo dục thể chất:

  • Thực hiện được kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).
  • Có sự phát triển về năng lực phối hợp vận động và nhịp điệu.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện tính kiên trì, nỗ lực, tự giác trong tập luyện.
  • Có ý thức hợp tác, giúp đỡ bạn bè.
  • Thường xuyên tự học và rèn luyện thân thể.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • Giáo án, SHS, SGV Giáo dục thể chất 9.
  • Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.
  • Nấm, còi, phấn viết, đồng hồ bấm giờ.
  1. Đối với HS:
  • SGK Giáo dục thể chất 9.
  • Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng cho HS bước vào bài học mới.

- Thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học.

  1. b) Nội dung:

- GV cho HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về giai đoạn trên không và rơi xuống cát đệm, đặt câu hỏi cho HS.

  1. c) Sản phẩm:

- HS thực hiện bài tập khởi động, trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- HS liên hệ với những hiểu biết đã có về nhảy cao để trả lời câu hỏi của GV.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động:

+ Khởi động chung: Chạy chậm theo điều kiện tự nhiên; xoay các khớp; tại chỗ đá lăng chân trước, sau.

+ Khởi động chuyên môn: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc độ trên cự li 10 - 15m; chạy đà 3 - 5 bước giậm nhảy đá lăng, rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 3 - 5 lần.

+ Trò chơi hỗ trợ khởi động: Lò cò tiếp sức

  • Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều đội có số người bằng nhau, mỗi đội đứng thành một hàng dọc sau vạch giới hạn, các bạn đứng đầu hàng dùng tay giữ quả bóng hai bên hông.
  • Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, lần lượt từng bạn lò cò đến vị trí đặt nấm ở tư thế một chân duỗi thẳng ra trước, hai tay giữ chặt bóng hai bên hông (Hình 1). Quá trình thực hiện không được đổi chân và để chân ở phía trước chạm đất, bóng rơi được nhặt lại và bắt đầu từ vị trí đó. Khi đến nấm, chạy vòng qua và trở về vạch giới hạn trao bóng cho bạn tiếp theo. Đội hoàn thành đầu tiên là đội thắng cuộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi Lò cò tiếp sức, vận dụng kĩ năng đã học để chơi trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS thực hiện bài tập khởi động, chơi trò chơi theo yêu cầu và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong quá trình khởi động, chơi trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 2: Giới thiệu nội dung, nhiệm vụ học tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về giai đoạn trên không và rơi xuống cát (đệm).

- GV đặt câu hỏi để thu hút sự tập trung chú ý của HS đối với nội dung bài học:

+ Câu 1: Tại sao tên gọi của kĩ thuật nhảy cao này có tên gọi là kiểu bước qua?

+ Câu 2: Trong các hoạt động nhảy cao, nhảy xa, người tập thường phải làm gì để tiếp đất an toàn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu, suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng dẫn, gợi ý HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS liên hệ với những hiểu biết của bản thân về nhảy cao để trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Vì toàn bộ hoạt động khi qua xà của kĩ thuật có cấu trúc giống động tác bước qua xà.

+ Câu 2: Tiếp đất bằng nửa bàn chân trước, sau đó chuyển thành cả bàn chân và khuỵu gối để giảm chấn động cho cơ thể.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét ý kiến của HS, đưa ra phương án đúng.

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ HS so với các giờ học trước.

→ GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 - Kĩ thuật trên không và rơi xuống cát (đệm).

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật trên không

  1. a) Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật trên không.

- HS làm quen kĩ thuật trên không.

  1. b) Nội dung: GV giới thiệu nội dung kiến thức về kĩ thuật trên không, sau đó hướng dẫn HS làm quén động tác mới.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hiện từng động tác theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a) Giới thiệu nội dung kiến thức mới

- GV giới thiệu mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật trên không.

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu yêu cầu và cách luyện tập kĩ thuật trên không:

b) Hướng dẫn HS làm quen động tác mới

- GV chỉ dẫn HS thực hiện thử kĩ thuật trên không để có cảm nhận ban đầu về cấu trúc và yêu cầu thực hiện kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS luyện tập kĩ thuật trên không theo động tác mẫu và hiệu lệnh của GV.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật trên không.

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn qua các nội dung sau:

+ Mức độ thực hiện được kĩ thuật trên không.

+ Vị trí giậm nhảy, tốc độ và hướng đá lăng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).

1. Kĩ thuật trên không

- Giai đoạn trên không bắt đầu từ khi chân giậm rời đất, thời điểm này thân người bắt đầu hơi nghiêng về phía xà, chân lăng và hai tay ở trên cao, chân giậm duỗi thẳng ở dưới (Hình 2a).

- Chân giậm co nhanh thu sát với chân lăng, chân lăng duỗi thẳng và xoay bàn chân về phía xà khi lên tới điểm cao nhất (Hình 2b, 2c), tạo cho thân người ở tư thế nằm nghiêng trên xà, tay cùng bên với chân giậm ép sát thân người (Hình 2d).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu kĩ thuật rơi xuống cát (đệm)

  1. a) Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu được mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật rơi xuống cát (đệm).

- HS làm quen kĩ thuật rơi xuống cát (đệm).

  1. b) Nội dung: GV giới thiệu nội dung kiến thức về kĩ thuật rơi xuống cát (đệm), sau đó hướng dẫn HS làm quen động tác mới.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hiện từng động tác theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a) Giới thiệu nội dung kiến thức mới

- GV giới thiệu mục đích, tác dụng của luyện tập kĩ thuật rơi xuống cát (đệm).

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu yêu cầu và cách luyện tập kĩ thuật rơi xuống cát (đệm):

b) Hướng dẫn HS làm quen động tác mới

- GV chỉ dẫn HS thực hiện thử kĩ thuật rơi xuống cát (đệm) để có cảm nhận ban đầu về cấu trúc và yêu cầu thực hiện kĩ thuật.

- GV hướng dẫn HS luyện tập kĩ thuật rơi xuống cát (đệm) theo động tác mẫu và hiệu lệnh của GV.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát động tác mẫu, hình thành biểu tượng đúng về kĩ thuật rơi xuống cát (đệm).

- HS thực hiện từng động tác theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- HS luyện tập kĩ thuật theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- HS tự đánh giá và quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của mình và các bạn qua các nội dung sau:

+ Mức độ thực hiện được kĩ thuật rơi xuống cát (đệm).

+ Tư thế chân giậm, chân lăng khi chuyển qua xà.

+ Tư thế thân người và hai chân khi rơi xuống cát.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).

2. Kĩ thuật rơi xuống cát (đệm)

- Sau khi qua xà, xoay nhanh thân người xuống dưới (Hình 2e, 2g), chân giậm và hai tay duỗi nhanh để chuẩn bị chạm cát. Khi chân giậm chạm cát, chủ động khuỵu khớp gối để giảm chấn động cho cơ thể (Hình 2h), hai tay có thể phối hợp chống xuống cát khi luyện tập với mức xà cao.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS tham gia các hoạt động nhằm củng cố kĩ thuật được học, hình thành thói quen tập luyện và tự chủ trong việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao tinh thần thể thao.
  3. b) Nội dung:

- GV phổ biến nội dung, yêu cầu luyện tập kĩ thuật trên không và rơi xuống cát.

- GV tổ chức các hình thức tập luyện: cá nhân, nhóm.

- GV chỉ dẫn, đánh giá hoạt động luyện tập của HS; hướng dẫn HS phát hiện và sửa chữa sai sót trong luyện tập.

  1. c) Sản phẩm:

- HS luyện tập cá nhân, theo nhóm các bài tập mô phỏng động tác qua xà, rơi xuống cát (đệm); mô phỏng động tác qua xà với xà đặt chếch; động tác qua xà, rơi xuống cát (đệm) với đà chính diện.

- HS rèn luyện thể lực qua trò chơi phát triển sức mạnh Chạy đá lăng thẳng chân ra trước.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Luyện tập cá nhân, theo nhóm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

(1) Luyện tập cá nhân

- GV tổ chức luyện tập cho từng HS nội dung:

+ Đứng tại chỗ mô phỏng động tác qua xà, rơi xuống cát: Từ TTCB (Hình 3a), đá chân lăng ra trước, lên cao (Hình 3b) kết hợp xoay người về phía chân giậm (Hình 3c), thực hiện 3 – 5 lần.

+ Phối hợp chạy đà, mô phỏng động tác qua xà, rơi xuống cát: Chạy 3 – 5 bước đà, giậm nhảy đá chân lăng lên cao. Khi ở trên không nhanh chóng xoay người về phía chân giậm và tiếp đất bằng chân giậm, thực hiện 3 – 5 lần.

+ Đứng bên cạnh xà đặt chếch ở tư thế chân giậm đặt trước, chân lăng đặt sau (theo hướng chạy đà 30o – 40o), thực hiện động tác đá chân lăng ra trước, lên cao. Khi bàn chân lên đến điểm cao nhất phối hợp xoay bàn chân và thân người về hướng xà để qua xà (Hình 4), thực hiện 3 – 5 lần.

+ Chạy đà chính diện 1 – 3 bước, giậm nhảy đá lăng qua xà thấp (xà ở độ cao 30 – 40cm), rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 2 – 3 lần.

(2) Luyện tập theo nhóm

- GV tổ chức luyện tập cho nhóm theo đội hình tuỳ thuộc vào đặc điểm của sân tập.

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 5 - 8 HS, phân công nội dung để tự luyện tập và kiểm tra lẫn nhau. Luân phiên chỉ huy nhóm luyện tập:

+ Chạy đà chính diện 1 – 3 bước, giậm nhảy đá lăng qua xà thấp (xà ở độ cao 30 – 40cm), rơi xuống bằng chân giậm (Hình 5), thực hiện 3 – 5 lần.

+ Chạy đà chếch 3 – 5 bước, giậm nhảy đá lăng qua xà thấp (xà ở độ cao 30 – 40cm), rơi xuống bằng chân giậm, thực hiện 3 – 5 lần.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung tập luyện.

- HS tập luyện theo cá nhân, theo nhóm, người chỉ huy điều khiển tập luyện và các bạn trong nhóm góp ý, sửa chữa cho nhau. Các thành viên thay nhau điều khiển nhóm. Cả nhóm cùng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh của người điều khiển.

- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.

- GV chỉ ra những sai lầm và sửa chữa cho HS ngay ở giai đoạn dạy học ban đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện theo cá nhân, nhóm luyện tập trước lớp các bài tập mô phỏng động tác qua xà và rơi xuống cát (đệm).

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, nhận xét, góp ý cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, đánh giá kết quả luyện tập của HS qua các nội dung sau:

+ Mức độ hoàn thành yêu cầu bài tập.

+ Tư thế của tay, chân, thân người khi qua xà và khi tiếp đất.

- GV khích lệ, động viên HS và chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập chung cả lớp - Trò chơi phát triển sức mạnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn và tổ chức trò chơi Ngồi di chuyển đến đích:

+ Chuẩn bị: Các bạn tham gia trò chơi được chia thành nhiều nhóm nam, nữ, mỗi nhóm 5 – 7 bạn đứng trong một vòng tròn lớn, phía trước mỗi bạn trong nhóm là một vòng tròn nhỏ cách vòng tròn lớn 5 – 6m (Hình 6).

+ Thực hiện:

  • Khi có hiệu lệnh, các bạn trong nhóm nhanh chóng ngồi xuống ở tư thế gót chạm mông, chân tiếp đất bằng nửa trước bàn chân, hai tay chống hông và di chuyển ở tư thế ngồi đến vòng tròn nhỏ đối diện.
  • Trong mỗi lượt chơi, bạn đến đích đầu tiên là bạn thắng cuộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến các nội dung trò chơi.

- HS chơi trò chơi dưới sự điều khiển và hướng dẫn của GV.

- GV quan sát và kịp thời điều chỉnh, giúp đỡ HS trong suốt quá trình thực hiện.

 

.....

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Thể dục 9 kết nối tri thức bản&nbsp; Tải giáo án word Thể dục 9 kết nối tri thức bản , tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Thể dục 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 9. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận