Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 9

Tải giáo án Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  • Đánh giá được khả năng, sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Biết tìm hiểu danh mục các ngành nghề và tự định hướng nghề nghiệp của bản thân.
  • Giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, trao đổi tích cực với GV và các bạn trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà làm cơ sở định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ:

+ Nhận biết được các nhóm công việc phổ biến, các ngành nghề, đặc điểm chung của các ngành nghề và yêu cầu đào tạo để thực hiện tốt các nhóm công việc đó.

+ Trình bày được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ trong học tập, ham học hỏi, tích cực tìm hiểu thông tin và yêu cầu của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh thợ điện thực hiện công việc lắp đặt thiết bị đóng cắt mạng điện trong nhà, hình ảnh thợ điện thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện trong gia đình, hình ảnh yêu cầu về năng lực đối với người lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà,…
  • Video minh họa:

+ Tìm hiểu nghề điện dân dụng và thợ điện dân dụng.

https://www.youtube.com/watch?v=9RVHi5iMn_Y

  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế và gợi mở nhu cầu nhận thức của HS về định hướng nghề nghiệp cho bản thân và các ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  3. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần dẫn nhập (trang 36 SGK) để đặt vấn đề, HS nêu những hiểu biết ban đầu về yêu cầu đối với người thợ điện khi thực hiện sửa chữa mạng điện trong nhà và đánh giá sự phù hợp của ngành nghề này đối với bản thân. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà. GV sẽ gợi ý để HS bước đầu có những hình dung ban đầu về một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh thợ điện thực hiện công việc lắp đặt thiết bị đóng cắt mạng điện trong nhà – hình 7.1 (trang 36 SGK) cho HS quan sát và yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết người thợ điện đang làm những gì?  

+ Cần có những yêu cầu gì (về trình độ kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, sức khỏe,…) với người thợ điện khi thực hiện công việc ở Hình 7.1.

+ Em thấy mình có đáp ứng được những yêu cầu đó không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- HS đánh giá độ phù hợp của ngành nghề này đối với bản thân.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời:

Người thợ điện khi thực hiện công việc lắp đặt thiết bị đóng cắt mạng điện trong nhà cần có kiến thức chuyên môn nhất định, có kĩ năng lắp đặt và sửa chữa để khắc phục những sự cố đơn giản, đảm bảo hệ thống điện hoạt động đúng cách,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà rất đa dạng và đang được giới trẻ quan tâm bởi mức thu nhập hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp cao. Vậy ngành nghề này có đặc điểm gì và yêu cầu đối với người lao động như thế nào? Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về đặc điểm cơ bản, yêu cầu đối với người lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà, tìm hiểu về cách nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với ngành nghề này – Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà
  3. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được đặc điểm và nhiệm vụ của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  4. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để chỉ ra những ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà và những đặc điểm, nhiệm vụ khác nhau của những nghề đó.
  5. Sản phẩm học tập:

- HS nêu được tên những nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

- HS tìm hiểu về đặc điểm và nhiệm vụ chủ yếu của các nghề: kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ điện.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trong hộp chức năng Khám phá (trang 36 SGK)

Hãy cho biết: Trong các ngành nghề dưới đây ngành nghề nào liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà: kĩ sư điện, kĩ sư môi trường, thợ lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt, thợ điện, thợ gốm?

Kĩ sư điện

Kĩ sư môi trường

Thợ điện

Thợ điện lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt

Thợ gốm

 

 

- Sau khi xác định tên những nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà, GV đặt vấn đề: Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà: kĩ sư điện; kĩ thuật viên kĩ thuật điện; thợ lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.

- GV chiếu video tìm hiểu về ngành điện dân dụng và thợ điện dân dụng cho HS quan sát.

(link video)

- GV chia HS thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS trả lời:

Nhóm 1,4: Tìm hiểu đặc điểm và nhiệm vụ chủ yếu của kĩ sư điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

Nhóm 2,5: Tìm hiểu đặc điểm và nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

Nhóm 3,6: Tìm hiểu đặc điểm và nhiệm vụ chủ yếu của thợ điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV kết luận về đặc điểm và nhiệm vụ của các ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS trả lời nội dung trong hộp chức năng Luyện tập (trang 37 SGK)

Kể tên một số ngành nghề có liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

Ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà: kĩ sư điện, kĩ thuật viên kĩ thuật điện, thợ lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt, thợ điện.

*Luyện tập

Một số ngành nghề có liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà mà em biết: nghề điện dân dụng, chuyên viên tư vấn liên quan đến lĩnh vực điện,…

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV chuyển sang Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Kĩ sư điện

- Kĩ sư điện là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.

- Nhiệm vụ chủ yếu của kĩ sư điện gồm:

+ Tư vấn, thiết kế hệ thống cho thiết bị điện gia dụng.

+ Thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình kiểm soát để giám sát hiệu suất và an toàn của các hệ thống, động cơ, thiết bị phát và phân phối điện.

+ Xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.

2. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện

- Kĩ thuật viên kĩ thuật điện là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.

- Nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện gồm:

+ Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện.

+ Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới.

+ Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi và sửa chữa các thiết bị điện và lắp đặt để phù hợp với các quy định và yêu cầu an toàn.

3. Thợ điện

- Thợ điện là người thực hiện lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.

- Nhiệm vụ chủ yếu của thợ điện liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà gồm:

+ Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện và thiết bị liên quan trong mang điện trong nhà.

+ Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật.

+ Lập kế hoạch bố trí và lắp đặt hệ thống dây điện, thiết bị và phụ tùng điện.

+ Kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và linh kiện để xác định mối nguy hiểm, lỗi và sự cần thiết phải điều chỉnh hoặc sửa chữa.

  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà
  2. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được đặc điểm của một số nghề phổ biến trong lĩnh vực liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động khám phá để chỉ ra đặc điểm của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà: sản phẩm lao động, đối tượng lao động, điều kiện làm việc.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được các đặc điểm của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh thợ điện thực hiện công việc bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện trong gia đình, giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trong hộp chức năng Khám phá (trang 38 SGK)

Quan sát và cho biết đối tượng lao động của công việc được thể hiện trong Hình 7.2.

- Sau khi HS trả lời nội dung Khám phá, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau:

+ Nêu một số sản phẩm lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

+ Nêu đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà.

+ Nêu điều kiện làm việc của người làm nghề điện dân dụng.

- Sau khi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV kết luận về đặc điểm chung của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

Đối tượng lao động của công việc được thể hiện trong Hình 7.2 bao gồm:

+ Dụng cụ đo điện.

+ Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.

+ Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

+…

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về đặc điểm chung của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV chuyển sang Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

1. Sản phẩm lao động

- Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.

- Mạng điện được lắp đặt trong nhà.

2. Đối tượng lao động

- Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

- Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.

- Dụng cụ đo điện cơ bản.

- Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Các loại đồ dùng điện.

3. Điều kiện làm việc

- Người làm nghề điện dân dụng thường xuyên phải làm việc trong nhà, ngoài trời và có nguy cơ mất an toàn về điện.

  1. Hoạt động 3: Tìm hiểu yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà
  2. Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, đọc và tìm hiểu về một số yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra và ghi chép về một số yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh yêu cầu về năng lực đối với người lao động của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà (hình 7.3) cho HS quan sát và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá (trang 39 SGK)

Đọc thông tin trong Hình 7.3, cho biết những yêu cầu chung về năng lực của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Sau khi HS trả lời, GV nêu một số yêu cầu chung về năng lực của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV hướng dẫn HS phân tích về những phẩm chất và năng lực được yêu cầu. Nhấn mạnh những yêu cầu quan trọng như có chuyên môn tốt, cẩn thận, trách nhiệm, sức khỏe tốt,…, mỗi ngành nghề cụ thể sẽ có thêm những yêu cầu riêng tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề đó.

- GV tổng kết về yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi

*Khám phá

Yêu cầu chung về năng lực của một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà: có trình độ chuyên môn tốt, có kĩ năng sử dụng các thiết bị đo đạc, có khả năng sửa chữa thiết bị, hệ thống điện,…

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về yêu cầu đối với người lao động của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV chuyển sang Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

- Về phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm; có ý thức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn; có tinh thần hợp tác và ý thức tuân thủ quy trình kĩ thuật, công nghệ.

- Về năng lực: có kiến thức chuyên môn về an toàn điện, kĩ thuật điện; sử dụng thành thạo thiết bị đo lường điện; có tư duy sáng tạo. Có sức khỏe tốt.

  1. Hoạt động 4: Tìm hiểu về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  2. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được sự phù hợp của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK, tìm hiểu và nhận biết sự phù hợp của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà thông qua sở thích và khả năng của mình.
  4. Sản phẩm học tập: Bản đánh giá cá nhân về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu các bước để đánh giá khả năng, sở thích của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung hộp chức năng Luyện tập (trang 41 SGK)

Tự đánh giá khả năng và sở thích của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà theo Bảng 7.1, sau đó chia sẻ với các bạn trước lớp.

- GV chiếu minh họa bảng tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp về khả năng, sở thích của bản thân đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà (Bảng 7.1) cho HS quan sát và hướng dẫn HS tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân đối với từng tiêu chí.

STT

Tiêu chí đánh giá

Mức độ phù hợp

Phù hợp hoàn toàn

Phù hợp phần lớn

Phù hợp một phần

Hoàn toàn không phù hợp

 

Sở thích

 

 

 

 

1

Thích quan sát và tìm hiểu về các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình

 

 

 

 

2

Thích các hoạt động thiết kế, lắp ráp mạch điện trong gia đình

 

 

 

 

3

Thích tìm hiểu và thích tham gia vào các hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các đồ dùng, thiết bị điện trong gia đình

 

 

 

 

4

Thích làm các công việc ở trong nhà hơn ngoài trời

 

 

 

 

5

Thích các công việc đòi hỏi tính cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm và tuân thủ quy trình

 

 

 

 

6

Thích các công việc đòi hỏi sự sáng tạo

 

 

 

 

7

Thích tập luyện thể thao

 

 

 

 

 

Khả năng

 

 

 

 

8

Có thể sử dụng được các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách và an toàn

 

 

 

 

9

Có thể đề xuất được phương án thiết kế, lắp đặt hợp lí cho một mạng điện trong gia đình

 

 

 

 

10

Có thể sử dụng được một số thiết bị đo lường điện và có thể tự bảo dưỡng, sửa chữa đơn giản một thiết bị, đồ dùng điện trong gia đình.

 

 

 

 

11

Có thể làm việc trong nhà thường xuyên

 

 

 

 

12

Là người cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm và tuân thủ quy trình

 

 

 

 

13

Có khả năng sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới trong xử lí công việc

 

 

 

 

14

Có thể làm các công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt

 

 

 

 

- Sau khi HS tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân đối với từng tiêu chí, GV hướng dẫn HS tính điểm cho các lựa chọn và xếp loại kết quả đánh giá theo bảng sau.

Tổng điểm

Xếp loại mức độ

14 – 24

Hoàn toàn không phù hợp

25 – 35

Phù hợp một phần

36 – 46

Phù hợp phần lớn

47 - 56

Phù hợp hoàn toàn

- GV tổng kết về sự phù hợp của bản thân đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lập bảng và đánh giá những sở thích, khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ và tự đánh giá bản thân có phù hợp đối với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà hay không.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

- GV chuyển sang hoạt động luyện tập.

IV. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG, SỞ THÍCH CỦA BẢN THÂN CÓ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

- Đánh giá khả năng, sở thích của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà, thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của ngành nghề; tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà đối với người lao động.

Bước 2: Tự đánh giá khả năng, sở thích của bản thân xem có phù hợp với đặc điểm và yêu cầu đối với người lao động làm trong ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời để luyện tập các kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu:

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Kĩ sư điện cần có trình độ chuyên môn tương ứng với trình độ

  1. đại học.
  2. trung cấp.
  3. cao đẳng.
  4. sơ cấp.

Câu 2: "Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện và thiết bị liên quan trong mạng điện trong nhà" là nhiệm vụ của ngành nghề nào?

  1. Kĩ sư điện.
  2. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  3. Thợ điện.
  4. Thợ cơ khí.

Câu 3: Đâu là sản phẩm lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?

  1. Dụng cụ đo điện cơ bản.
  2. Mạng điện lắp đặt trong nhà.
  3. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
  4. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.

Câu 4: Kĩ thuật viên kĩ thuật điện không yêu cầu có kĩ năng nào sau đây?

  1. Có khả năng thiết kế và quản lí hệ thống điện.
  2. Có kĩ năng sử dụng thiết bị đo đạc và kiểm tra để lắp đặt và sửa chữa các hệ thống và thiết bị điện.
  3. Có khả năng phân tích vấn đề, tìm giải pháp trong lắp đặt và sửa chữa thiết bị, hệ thống điện.
  4. Có khả năng sáng tạo để tìm ra các giải pháp mới trong tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các hệ thống điện.

Câu 5: Người lao động liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà không cần đáp ứng những phẩm chất nào sau đây?

  1. Cẩn thận, chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. Có ý thức rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
  3. Có tinh thần hợp tác và ý thức tuân thủ quy trình kĩ thuật, công nghệ.
  4. Hứng thú khi lắp ráp các mạch điện điều khiển.

Câu 6: Ngành nghề trong hình ảnh dưới đây là gì?

  1. Kĩ sư điện.
  2. Kĩ thuật viên kĩ thuật điện.
  3. Thợ điện.
  4. Kĩ sư điện tử.

Câu 7: Điều kiện làm việc của người làm nghề điện dân dụng là gì?

  1. Làm việc trong nhà, ngoài trời và có nguy cơ mất an toàn về điện.
  2. Làm việc trong văn phòng, thường xuyên tiếp xúc nhiều với máy tính.
  3. Làm việc ở ngoài trời và được đảm bảo an toàn về điện.
  4. Làm việc trong nhà, ngoài trời và có thể làm các công việc nặng nhọc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

....

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện&nbsp; Tải giáo án word Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện , tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Công nghệ 9 modun lắp đặt mạch điện kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 9. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận