Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Giải toán vnen 9 tập 1: Bài tập 3 trang 126

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài tập 3: Trang 126 sách VNEN 9 tập 1

Cho đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại A và B. Từ A kẻ lần lượt các tiếp tuyến với (O) và (O'), các tiếp tuyến này cát đường tròn (O) và (O') lần lượt tại D và C. Gọi I là trung điểm của OO'. Lấy K sao cho I la trung điểm của AK.

a) Chứng minh OO'//KB và KB $\perp $ AB.

b) Chứng minh tứ giác OAO'K là hình bình hành.

c) Chứng minh $\Delta $KAD và $\Delta $KAC cân.

d) Lấy E đối xứng với A qua B. Chứng minh bốn điểm A, C, E, D cùng nằm trên một đường tròn.

Cách làm cho bạn:

a) Ta có: AB có trung trực là OO'

$\Rightarrow $ IA = IB = IK $\Rightarrow $ $\Delta $ ABK vuông tại B

$\Rightarrow $ AB $\perp $ BK mà AB $\perp $ OO' $\Rightarrow $ OO' // BK.

b) Tứ giác OAO'K có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường $\Rightarrow $ tứ giác OAO'K là hình bình hành

c) Ta có: OK//O'A và O'A $\perp $ AD $\Rightarrow $ OK $\perp $ AD

$\Rightarrow $ OK là trung trực của AD $\Rightarrow $ KA = KD hay tam giác KAD cân

Tương tự ta chứng minh được O'K là trung trực của AC $\Rightarrow $ KA = KC hay tam giác KAC cân

d) Từ câu a ta được AB $\perp $ BK, mặt khác AB = BE

$\Rightarrow $ $\Delta $AKE cân $\Rightarrow $ KE = KA

Từ câu c ta được KA = KD = KC

$\Rightarrow $ KA = KD = KC = KE hay bốn điểm A, C, E, D cùng nằm trên một đường tròn (đpcm).

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận