Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Giải toán vnen 9 tập 1: Bài tập 1 trang 125

E. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 125 sách VNEN 9 tập 1

Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ tiếp tuyến chung ngoài MN với M thuộc (O) và N thuộc (O'). Từ M và N kẻ các dường vuông góc với OO' chúng cắt (O) và (O') thứ tự tại P và Q.

a) Tứ giác MNQP là hình gì? Vì sao?

b) Chứng minh rằng PQ là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (O) và (O').

c) So sánh MN + PQ và MP + NQ.

Cách làm cho bạn:

a) Ta có: MP//NQ nên tứ giác MNQP là hình thang

Mặt khác OO' vuông góc với MP và NQ tại trung điểm của MP và NQ nên tứ giác MNQP là hình thang cân

b) $\Delta $ OMP có OM = OP nên $\Delta $OMP là tam giác cân

$\Rightarrow $ $\widehat{OPM}$ = $\widehat{OMP}$

Tứ giác MNQP là hình thang cân nên $\widehat{MPQ}$ = $\widehat{PMN}$ 

$\Rightarrow $ $\widehat{OPM}$ + $\widehat{MPQ}$ = $\widehat{OMP}$ + $\widehat{PMN}$ = $90^{\circ}$ $\Rightarrow $ $\widehat{OPQ}$ = $90^{\circ}$ hay OP $\perp $ PQ

Tương tự ta chứng minh được O'Q $\perp $ PQ 

Suy ra PQ là tiếp tuyến chung của (O) và (O').

c) Kẻ tiếp tuyến chung của hai đường tròn tại A cắt MN tại H, cắt PQ tại K

Trong đường tròn (O), theo tính chất hai đường trung tuyến cắt nhau, ta có: MH = AH = HN $\Rightarrow $ MN = 2AH

Trong đường tròn (O'), theo tính chất hai đường trung tuyến cắt nhau, ta có: PK = AK = KQ $\Rightarrow $ PQ = 2AK

$\Rightarrow $ MN + PQ = 2(AH + AK) = 2HK (1)

Mặt khác HK là đương trung bình của hình thang cân MNQP nên

HK = $\frac{MP + NQ}{2}$ $\Rightarrow $ MP + NQ = 2HK (2)

Từ (1) và (2) suy ra MN + PQ = MP + NQ.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận