Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Soạn VNEN toán 9 bài 5: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

Giải bài 5: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông - Sách VNEN toán 9 tập 1 trang 73. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em trả lời câu hỏi sau để tìm cách tính độ dài cạnh của tam giác vuông

Một chiếc thang dài 3m. Theo em, cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng bằng bao nhiêu để nó tạo được với mặt đất một góc $65^{\circ}$? (trong hinh 39, thang dài được biểu diễn bởi đoạn thẳng AB, chân tường được biểu diễn bởi điểm H, tam giác ABH vuông tại H, góc tạo bởi chiếc thang và mặt đất là góc BAH).

Trả lời:

Ta có tỉ số lượng giác sau:

cosBAH = $\frac{AH}{AB}$ $\Leftrightarrow $ cos$^65{\circ}$ = $\frac{AH}{3}$ $\Rightarrow $ AH = 1,27m

Vậy cần đặt chân thang cách chân tường 1,27m.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1.a) Quan sát hình 40 và điền các đại lượng a,b,c vào chỗ chấm (...)

sinB = $\frac{......}{......}$                                b = ......sinB

cosC = $\frac{......}{......}$                               b = ......cosC

Trả lời:

sinB = $\frac{b}{a}$                                    b = a.sinB

cosC = $\frac{b}{a}$                                   b = a.cosC.

2.a) Quan sát hình 42 và điền các đại lượng a,b,c vào chỗ chấm (...)

tanB = $\frac{......}{......}$                                b = ......tanB

cotC = $\frac{......}{......}$                                b = ......cotC

Trả lời:

tanB = $\frac{b}{c}$                                         b = c.tanB

cotC = $\frac{b}{c}$                                         b = c.cotC.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 75 sách VNEN 9 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A (h.44).

Điền kết quả vào ô trống:

Bài tập 2: Trang 75 sách VNEN 9 tập 1

Tính các cạnh và các góc còn lại của tam giác vuông ABC vuông tại A, biết rằng:

a) AC = 8cm, $\widehat{C}$ = $30^{\circ}$ ;                                                  b) AB = 12cm, $\widehat{C}$ = $45^{\circ}$

c) BC = 10cm, $\widehat{B}$ = $35^{\circ}$ ;                                                d) AB = 10cm, AC = 24cm.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TOI, MỞ RỘNG

Bài tập 1: Trang 76 sách VNEN 9 tập 1

Foot (viết tắt là ft) là một đơn vị đo độ dài được sư dụng phổ biến ở các nước nói tiếng Anh: 1 foot = 0,3048m. Một người lính cứu hỏa dựng một chiếc thang dài 25ft dựa vào một bức tường theo một góc $\alpha $. Biết đỉnh của chiếc thang cách mặt đất 20ft. Tính khoảng cách x từ chân thang đến chân tường và góc $\alpha $ (h.45).

Bài tập 2: Trang 76 sách VNEN 9 tập 1

Ba vị trí M, N, P ở ba đỉnh của tam giác vuông, góc tại P là góc vuông (h.46). Khoảng cách giữa hai vị trí N và P là 800m. Góc tại đỉnh N là $50^{\circ}$. Giữa hai vị trí M và N có một cái vườn, giữa hai vị trí M và P có một cái ao. Em hãy cho biết khoảng cách giữa hai vị trí M và N, khoảng cách giữa hai vị trí M và P.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 5 một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông , một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông trang 73 vnen toán 9, bài 5 sách vnen toán 9 tập 1, giải sách vnen toán 9 tập 1 chi tiết dễ hiểu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 9 bài 5: Một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 9 tập 1. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận