Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba

Chương 2. Hàm số bậc nhất

PHẦN HÌNH HỌC

Chương 1. Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Chương 2. Đường tròn

Soạn VNEN toán 9 bài 2: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b

Giải bài 2: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b- Sách VNEN toán 9 tập 1 trang 40. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Thực hiện các hoạt động sau

Ví dụ 1: Cho hàm số y = x + 1

a) Vẽ đồ thị hàm số trên.

b) Tìm tọa độ giao điểm M của đường thẳng y = x + 1 với trục Ox và tọa độ giao điểm N của đường thẳng y = x + 1 với trục Oy.

c) Góc tạo bởi tia Mx và MN bằng bao nhiêu độ

Trả lời:

a) Cho x = 0 thì y = 1, ta được điểm A (0; 1)

    Cho y = 0 thì x = - 1, ta được điểm B(-1; 0)

b) Đường thẳng y = x + 1 cắt Ox tại M(- 1; 0)

    Đường thẳng y = x + 1 cắt Oy tại N(1; 0)

c) Tam giác OMN có OM = ON = 1 và OM vuông góc ON suy ra tam giác OMN là tam giác vuông cân

Vậy MN tạo với Mx một góc $45^{\circ}$

Ví dụ 2: Cho hàm số y = - x + 1

a) Vẽ đồ thị hàm số trên.

b) Tìm tọa độ giao điểm P của đường thẳng y = - x + 1 với trục Ox và tọa độ giao điểm Q của đường thẳng y = - x + 1 với trục Oy.

c) Góc tạo bởi tia Px và PQ bằng bao nhiêu độ.

Trả lời:

a) Cho x = 0 thì y = 1, ta được điểm A (0; 1)

    Cho y = 0 thì x = 1, ta được điểm B(1; 0)

b) Đường thẳng y = - x + 1 cắt Ox tại P(1; 0)

    Đường thẳng y = - x + 1 cắt Oy tại Q(1; 0)

c) Tam giác OPQ có OP = OQ = 1 và OMP vuông góc OQ suy ra tam giác OPQ là tam giác vuông cân

Suy ra $\widehat{OPQ}$ = $45^{\circ}$ $\Rightarrow $ $\widehat{QPx}$ = $135^{\circ}$

Vậy PQ tạo với Px một góc $135^{\circ}$

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

2.b) Thực hiện các hoạt động sau:

- Xác định hệ số a, b trong các hàm số đã cho rồi viết vào bảng sau:

- Nhận xét về liên hệ giữa hệ số a với góc tạo bởi mỗi đường thẳng trên với trục Ox.

Gợi ý: Khi hệ số a thay đổi thì độ lớn của góc $\alpha $ và $\beta $ thay đổi như thế nào?

 

a

b

y = 0,5x + 2

 

 

y = x + 2

 

 

y =2x + 2

 

 

y = -x + 2

 

 

y = -2x + 2

 

 

y = -0,5x + 2

 

 

Trả lời:

 

a

b

y = 0,5x + 2

0,5 

y =x + 2

y =2x + 2

y = -x + 2

-1 

y = -2x + 2

-2 

y = -0,5x + 2

 -0,5

- Khi hệ số a dương (a > 0) thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn.

  Khi hệ số a âm (a < 0) thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù.

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Xác định hệ số góc của mỗi đường thẳng sau:

f(x) = x - 3 ; y = 5 - x ; h(x) = $\frac{1}{\sqrt{3}}$x + $\sqrt{3}$

Trả lời:

Hệ số góc của đường thẳng f(x) = x - 3 là 1

Hệ số góc của đường thẳng y = 5 - x là - 1

Hệ số góc của đường thẳng h(x) = $\frac{1}{\sqrt{3}}$x + $\sqrt{3}$ là $\frac{1}{\sqrt{3}}$.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1

Xác định hệ số góc của các đường thẳng sau:

f(x) = -3x + 2; y = 4x + 17 ; f(x) = $\frac{17}{18}$x - $\frac{7}{8}$ ; g(x) = -0,4x - 0,05.

Bài tập 2: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1

Cho hàm số bậc nhất y = ax + 1.

a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị hàm số đi qua điểm B(-1; 0,5).

b) Vẽ đồ thị hàm số với giá trị của a tìm được trong câu trên.

Bài tập 3: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1

Xác định giá trị của b, biết đồ thị hàm số y = 7x + b đi qua điểm:

a) K(-1; 1);    b) L(9; 0) ;   c) M(0; 25)

Bài tập 4: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số:

y = $\frac{1}{2}$x + 2 và y = -x + 2

b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng y = $\frac{1}{2}$x + 2 và y = -x + 2 với trục hoành theo thứ tự là A,B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tính số đo góc A của tam giác ABC (làm tròn đến ohuts).

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị trên các trục tọa độ là xen-ti-mét).

Bài tập 5: Trang 43 sách VNEN 9 tập 1

Xác định hệ số góc của các đường thẳng cho trên hình 7.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Bài tập 1: Trang 44 sách VNEN 9 tập 1

Với giá trị nào của k, đồ thị hàm số y = kx + 8 đi qua điểm:

a) A(1; 12);          b) B(-2; 0);              c) C(0; 8).

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 2 hệ số góc của đường thẳng y = ax + b , hệ số góc của đường thẳng y = ax + b trang 35 vnen toán 9, bài 2 sách vnen toán 9 tập 1, giải sách vnen toán 9 tập 1 chi tiết dễ hiểu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 9 bài 2: Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 9 tập 1. Phần trình bày do Hà Tâm tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận