Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Giải thí nghiệm 1 Bài 30: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

  • Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.
  • Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hóa học của các phương trình phản ứng xảy ra.

Cách làm cho bạn:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

Dụng cụ và hóa chất:

  • Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,…
  • Hóa chất: dung dịch phenolphtalein, mẩu natri nhỏ,…

Cách tiến hành:      

  • Rót nước vào ống nghiệm thứ nhất ( khoảng ¾ ống), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein ; đặt vào giá ống nghiệm rồi bỏ vào đó một mẩu natri nhỏ bằng hạt gạo (hình 6.8a).
  • Rót vào ống nghiệm thứ hai và thứ ba khoảng 5 ml nước, thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein, sau đó đặt vào giá ống nghiệm, rồi bỏ vào ống thứ hai một mẩu kim loại Mg, và ống thứ ba một mẩu kim loại Al vừa cạo sạch lớp vỏ oxit.
  • Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.

Hiện tượng – giải thích:

  • Khi không đun nóng:
    • Ống nghiệm thứ nhất: khi cho mẩu Na vào ống nghiệm, ta thấy mẩu Na tác dụng mạnh liệt với nước, và phản ứng trên bề mặt dung dịch. Màu hồng của phenolphtalein lan từ đầu dung dịch đến hết dung dịch.

2Na + H2O → 2NaOH

    • Ống thứ 2 và ống thứ 3: không có hiện tượng gì, do Mg, Al không phản ứng với nước ở điều kiện này.
  • Khi đun nóng:
    • Ống 1 hiện tượng như trên nhưng mãnh liệt hơn, ống 2 và ống 3, dung dịch chuyển dần sang màu hồng và ống 2 có màu hồng đậm hơn ống 3.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận