Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 4: BẤT ĐẲNG THỨC, BẤT PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ

CHƯƠNG 6: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC, CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

Giải Đại số 10 : Bài tập 1 trang 94

Bài tập 1: trang 94 sgk Đại số 10 

Biểu diễn hình học tập nghiệm của các bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:

a. \(-x+2+2(y-2)<2(1-x)\)

b. \(3(x-1)+4(y-2)<5x-3\)

Cách làm cho bạn:

a. \(-x+2+2(y-2)<2(1-x)\)

\(\Leftrightarrow -x+2+2y-4-2+2x<0\)

\(\Leftrightarrow x+2y-4<0\Leftrightarrow 2y<-x+4\Leftrightarrow y<-\frac{1}{2}x+2\)

Tập nghiệm của bất phương trình là: 

\(T = \left\{ {(x;y)|x \in\mathbb R;y <  - {x \over 2} + 2} \right\}\)

Để biểu diễn tập nghiệm \(T\)trên mặt phẳng tọa độ, ta thực hiện các bước sau:

  • Vẽ đường thẳng \((d): y= -\frac{1}{2}x+2\)
  • Lấy điểm gốc tọa độ \(O(0; 0) \notin (d)\)

Ta thấy: \(-\frac{1}{2} .0 + 2=2>0\).

Nên \(O(0; 0)\)là một nghiệm của bất phương trình.

Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \((d)\)(không kể bờ) chứa gốc \(O(0; 0)\)là tập hợp các điểm biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình đã cho (nửa mặt phẳng không bị tô màu)

b. \(3(x-1)+4(y-2)<5x-3\)

\(\Leftrightarrow 3x - 3 + 4y - 8 - 5x + 3 < 0 \)

\(\Leftrightarrow - 2x + 4y - 8 < 0 \)

\(\Leftrightarrow x - 2y + 4 > 0 \)

\(\Leftrightarrow x > 2y-4 \)

Tập nghiệm của bất phương trình là: 

\(T = \left\{ {(x;y)|y \in\mathbb R;x  > 2y-4} \right\}\)

  • Vẽ đường thẳng \((\Delta): x=2y-4\)
  • Lấy điểm \(O(0;0) \notin (\Delta)\)

Ta thấy \(2.0-4=-4<0\).

Nên \(O(0;0)\) là một nghiệm của bất phương trình. 

Vậy nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng \((\Delta)\)(không kể bờ) chứa gốc \(O(0; 0)\) là tập hợp các điểm biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình đã cho (nửa mặt phẳng không bị tô màu)

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận