Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP

CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH, HỆ PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 4: BẤT ĐẲNG THỨC, BẤT PHƯƠNG TRÌNH

CHƯƠNG 5: THỐNG KÊ

CHƯƠNG 6: CUNG VÀ GÓC LƯỢNG GIÁC, CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC

Soạn đại số 10 bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn – trang 80

Thế nào là bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn? Để giải đáp câu hỏi này, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn. Với lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học tập tốt hơn.

Nội dung bài viết gồm 2 phần:

  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Tóm tắt lý thuyết

I. Khái niệm bất phương trình một ẩn

1. Bất phương trình

Bất phương trình ẩn x là mệnh đề chứa biến có dạng \(f(x)<g(x) \,\,\,\,(f(x) \leq g(x))\,\,\,\,\, (1)\)

trong đó $f(x)$và $g(x)$là những biểu thức của $x$.

Ta gọi $f(x)$và $g(x)$lần lượt là vế trái và vế phải của bất phương trình (1). Số thực $x_0$sao cho \(f(x)<g(x) \,\,\,\,(f(x) \leq g(x))\)là mệnh đề đúng được gọi là một nghiệm của bất phương trình (1)

Giải bất phương trình là tìm tập nghiệm của nó, khi tập nghiệm rỗng thì ta nói bất phương trình vô nghiệm.

Chú ý: Bất phương trình (1) cũng có thể viết lại dưới dạng \(g(x)<f(x) \,\,\,\,(g(x) \geq f(x))\)

2. Điều kiện của một bất phương trình

Tương tự đối với phương trình, ta gọi các điều kiện của ẩn số $x$để $f(x)$và $g(x)$có nghĩa là điều kiện xác định (hay gọi tắt là điều kiện) của bất phương trình (1)

3. Bất phương trình chứa tham số

Giải và biện luận bất phương trình chứa tham số là xét xem với các giá trị nào của tham số thì bất phương trình vô nghiệm, có nghiệm và tìm các nghiệm đó.

II. Hệ bất phương trình một ẩn

Hệ bất phương trình ẩn $x$gồm một số bất phương trình ẩn $x$mà ta phải tìm các nghiệm chung của chúng.

Mỗi giá trị của $x$đồng thời là nghiệm của tất cả các bất phương trình của hệ được gọi là một nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Giải hệ bất phương trình là tìm tập nghiệm của nó.

Để giải một hệ bất phương trình ta giải từng bất phương trình rồi lấy giao của các tập nghiệm.

III. Một số phép biến đổi bất phương trình

1. Bất phương trình tương đương.

Hai bất phương trình có cùng tập nghiệm là hai bất phương trình tương đương và dùng kí hiệu $\Leftrightarrow $để chỉ sự tương đương của hai bất phương trình đó.

Tương tự, khi hai hệ bất phương trình có cùng một tập nghiệm ta cũng nói chúng tương đương với nhau và dùng kí hiệu $\Leftrightarrow $để chị sự tương đương đó.

2. Phép biến đổi tương đương

Để giải một bất phương trình (hệ bất phương trình), ta liên tiếp biến đổi nó thành những bất phương trình (hệ bất phương trình) tương đương cho đến khi được bất phương trình (hệ bất phương trình) đơn giản nhất mà ta có thể viết ngay tập nghiệm. Các phép biến đổi như vậy được gọi là các phép biến đổi tương đương.

3. Cộng (trừ)

Cộng (trừ) hai vế của bất phương trình với cùng một biểu thức mà không làm thay đổi điều kiện của bất phương trình ta được một bất phương trình tương đương.

\(P(x)<Q(x) \Leftrightarrow P(x)+f(x)<Q(x)+f(x) \)

Nhận xét: Nếu cộng hai vế của bất phương trình \(P(x)<Q(x)+f(x)\)với biểu thức \(-f(x)\)ta được bất phương trình \(P(x)-f(x)<Q(x)\). Do đó

\(P(x)<Q(x)+f(x) \Leftrightarrow P(x)-f(x)<Q(x)\)

4. Nhân (chia)

\(P(x)<Q(x) \Leftrightarrow P(x).f(x)<Q(x).f(x) \)nếu \(f(x)>0, \forall x\)

\(P(x)<Q(x) \Leftrightarrow P(x).f(x)>Q(x).f(x) \)nếu \(f(x)<0, \forall x\)

5. Bình phương

\(P(x)<Q(x) \Leftrightarrow P^2(x)<Q^2(x)\)nếu \(P(x)\geq 0,Q(x)\geq 0, \forall x\)

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: trang 87 sgk Đại số 10

Tìm các giá trị \(x\) thỏa mãn điều kiện của mỗi bất phương trình sau:

a) \(\frac{1}{x}< 1-\frac{1}{x+1}\)

b)  \(\frac{1}{x^{2}-4}< \frac{2x}{x^{2}-4x+3}\)

c) \(2|x| - 1 + \sqrt[3]{x-1}<\frac{2x}{x+1}\)

d) \(2\sqrt{1-x}> 3x + \frac{1}{x+4}\)

Bài tập 2: trang 88 sgk Đại số 10

Chứng minh các bất phương trình sau vô nghiệm.

a) \(x^2+ \sqrt{x+8}\leq -3;\)

b) \(\sqrt{1+2(x-3)^{2}}+\sqrt{5-4x+x^{2}}< \frac{3}{2};\)

c) \(\sqrt{1+x^{2}}-\sqrt{7+x^{2}}> 1.\)

Bài tập 3: trang 88 sgk Đại số 10

Giải thích vì sao các cặp bất phương trình sau tương đương?

a) \(- 4x + 1 > 0\) và \(4x - 1 <0\);

b) \(2x^2+5 ≤ 2x – 1\) và \(2x^2– 2x + 6 ≤ 0\);

c) \(x + 1 > 0\) và \(x + 1 + \frac{1}{x^{2}+1}>\frac{1}{x^{2}+1};\)

d) \(\sqrt{x-1} ≥ x\) và \((2x +1)\sqrt{x-1} ≥ x(2x + 1)\).

Bài tập 4: trang 88 sgk Đại số 10

Giải các bất phương trình sau

a) \(\frac{3x+1}{2}-\frac{x-2}{3}< \frac{1-2x}{4};\)

b) \((2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 ≤ (x - 1)(x + 3) + x^2– 5\).

Bài tập 5: trang 88 sgk Đại số 10

Giải các hệ bất phương trình

a) \(\left\{\begin{matrix} 6x+\frac{5}{7}<4x+7\\ \frac{8x+3}{2}< 2x+5; \end{matrix}\right.\)

b) \(\left\{\begin{matrix} 15x-2>2x+\frac{1}{3}\\ 2(x-4)< \frac{3x-14}{2}. \end{matrix}\right.\)

Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn đại số 10 bài 2: Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn – trang 80 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn đại số lớp 10. Phần trình bày do Nguyễn Thị Hằng Nga tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận