Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 6 bài 3: Dòng sông mặc áo

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề chủ đề 6 bài 3: Dòng sông mặc áo được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: DÒNG SÔNG MẶC ÁO

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được với bạn về một dòng sông; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
  • Đọc:
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Tác giả miêu tả vẻ đẹp, sự thay đổi của dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ đó, rút ra được ý nghĩa Nói lên tình yêu quê hương của tác giả thông qua việc ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Học thuộc lòng được 10 dòng thơ em thích
  • Tìm đọc một bài thơ hoặc ca dao viết về chủ điểm “Việt Nam quê hương em”, viết được Nhật ki đọc sách; nói được 1 – 2 câu bảy tỏ tình cảm cảm xúc về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.
  • Luyện tập về thành phần chính của câu, tìm được từ ngữ để mở rộng chủ ngữ, vị ngữ viết được đoạn văn tả một loại quả em thích và xác định được chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn.
  • Viết được đoạn văn tả hoa của một cây hoa em thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
  • Biết cùng bạn nói nổi tiếp để tả một loài hoa em biết, trong đó có hình ảnh so sánh.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, biết bảo vệ và góp phần gìn giữ cảnh vật, phong tục, truyền thống tốt đẹp.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh hoặc video clip về vẻ đẹp của dòng sông vào các thời điểm khác nhau trong ngày (nếu có).
  • Bảng phụ ghi tám dòng thơ đầu.
  • Thẻ từ, thẻ câu để thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng tương tác.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Bài thơ hoặc bài ca dao phù hợp với chủ điểm “Việt Nam quê hương em” vầ Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ĐỌC 1 – 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn những điều em biết về một dòng sông qua quan sát tranh:

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ với nội dung khởi động, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

- GV giới thiệu về bài mới, GV ghi tên bài mới “Dòng sông mặc áo”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC: DÒNG SÔNG MẶC ÁO

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc toàn bài vui tươi, dịu dàng, trong sáng; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi của dòng sông qua các thời điểm trong ngày.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ thể hiện vẻ đẹp theo từng thời điểm của dòng sông:

+ Từ khó: thướt tha, thơ thẩn, ngẩn ngơ,...

+ Một số dòng thơ:

Khuya rồi,/ sông mặc áo đen/

Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ.../

Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ/

Dòng sông/ đã mặc bao giờ áo hoa/

Ngước lên/ bỗng gặp la đà/

Ngàn hoa bưởi trắng/ nở nhòa áo ai...//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một só từ khó:

+ Thơ thẩn: lặng lẽ, như đang có điều gì suy nghĩ vẩn vơ, lan man.

+ ráng: hiện tượng ánh sáng mặt trời lúc mọc hay lặn đều chiếu vào các đám mây, làm cho một khoảng trời sáng rực, nhuộm vàng hay hồng sẫm.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi trong SHS:

+ Câu 1. Tác giả đã miêu tả dòng sông vào những thời điểm nào trong ngày?

+ Câu 2. Mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông mặc áo màu gì? Vì sao?

+ Câu 3. Vì sao tác giả nhận xét dòng sông rất “điệu”?

+ Câu 4. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- GV mời 1 – 2 HS chữa bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm:

+ Câu 1: Tác giả miêu tả dòng sông vào các thời điểm: trưa, chiều, đêm, khuya, sáng.

+ Câu 2: “Màu áo” của dòng sông vào mỗi thời điểm trong ngày là: trưa - xanh, chiều - hây hây ráng vàng, đêm - nhung tim lấp lánh, khuya - đen, sáng - áo hoa. Mỗi “màu ảo” của dòng sông khác nhau là do sự thay đổi sắc màu của nền trời theo từng thời điểm trong ngày và nước sông phản chiếu màu sắc của cảnh vật hai bên bờ.

+ Câu 3: Tác giả nhận xét dòng sông “rất điệu” vì cùng một ngày, ở từng thời điểm khác nhau, đòng sông lại thay một bộ áo mới, dòng sông được nhân hoá trở thành một cô gái xinh đẹp, yêu kiều, duyên đảng,...

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc.

- GV đọc lại cho HS nghe tám dòng thơ đầu và xác định giọng đọc đoạn này: giọng vui tươi, dịu dàng, trong sáng, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi đến bất ngờ của dòng sông qua các thời điểm trong ngày:

Dòng sông/ mới điệu làm sao/

Nắng lên/ mặc áo lụa đào/ thướt tha/

Trưa về/ trời rộng bao la/

Áo xanh/ sông mặc như là mới may/

Chiều trôi/ thơ thẩn áng mây/

Cài lên/ màu ảo hây hây ráng vàng/

Đêm/ thêu trước ngực/ vầng trăng

Trên nền nhung tím/ trăm ngàn sao lên.//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp 10 dòng thơ em thích.

- GV mời 1 -2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH – CHỦ ĐIỂM”

Hoạt động 1: Tìm đọc một bài thơ hoặc một bài ca dao

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Tìm được tbài thơ, bài ca dao phù hợp với chủ đề.

- Nắm được nội dung để chia sẻ trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc ở nhà hoặc ở lớp, thư viện trường một bài thơ hoặc một bài ca dao phù hợp với chủ điểm “Việt Nam quê hương em” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc sách, báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài thơ hoặc bài ca dao viết về:

+ Vẻ đẹp của con người

+ Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước

- GV tổ chức cho HS chuẩn bị bài thơ hoặc bài ca dao để mang tới lớp chia sẻ.

Hoạt động 2: Viết nhật kí đọc sách

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách.

- Biết cách viết Nhật kí đọc sách.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS viết vào Nhật kí đọc sách những từ ngữ, hình ảnh đẹp trong bài thơ hoặc bài ca dao.

- GV tổ chức cho HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ hoặc bài ca dao.

Hoạt động 3: Chia sẻ về bài thơ hoặc bài ca dao đã đọc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được Nhật kí đọc sách.

- Chia sẻ trong nhóm và lớp học

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc và trao đổi bài thơ, bài ca dao cho bạn trong nhóm cùng đọc.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình, các bạn HS khác nhận xét, chỉnh sửa và từ ấy hoàn thiện Nhật kí đọc sách.

- GV tổ chức cho HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 4: Thi Nghệ sĩ nhí.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Hoàn thiện được Nhật kí đọc sách.

- Chia sẻ trong nhóm và lớp học

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc bài thơ hoặc bài ca dao cho bạn nghe trong nhóm nhỉ và chia sẻ với bạn bè về tình cảm, cảm xúc của em về con người hoặc cảnh đẹp được nhắc đến trong bài thơ hoặc bài ca dao.

- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn có giọng đọc tốt nhất/ truyền cảm nhất,..

+ GV mời 1 – 2 HS nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Dòng sông mặc áo và Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách – Chủ điểm “Việt Nam quê hương em”, hiểu nội dung, ý nghĩa bài học.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 3: Luyện tập về thành phần chính của câu.

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, chuẩn bj vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu.

 

 

 

- HS đọc và luyện đọc một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải thích một số từ khó.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chữa bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS nghe HS đọc bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS trang trí Nhật kí đọc sách.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

TIẾT 3: LUYỆN TẬP VỀ THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU

Hoạt động 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xác định được chủ ngữ, vị ngữ.

- Vận dụng được vào bài tập hoặc câu hỏi có liên quan.

b. Tổ chức thực hiện:

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 6 bài 3: Dòng sông mặc áo
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 6 bài 3: Dòng sông mặc áo . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận