Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 2: Bác sĩ của nhân dân

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 2: Bác sĩ của nhân dân được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: BÁC SĨ CỦA NHÂN DÂN

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nói được với bạn những điều em biết về hình ảnh y, bác sĩ với HS; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài và hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung của bài đọc: Kể về tấm gương tận tuỵ, hết lòng vì người bệnh, vì nền y học nước nhà của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự tri ân của mọi người dành cho ông.
  • Nghe – kể và ghi chép được các sự việc chính của câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”, kể lại được câu chuyện dựa vào nội dung đã ghi chép.
  • Biết quan sát, tìm được ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
  • Tìm được từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây; nói được 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi duownxh tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, VBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh hoặc ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh chụp hoặc video clip về cảnh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm việc, chăm sóc bệnh nhân,... (nếu có).
  • Hình ảnh, video clip về cây, quả sầu riêng hoặc vật thật; hình ảnh về sự phát triển của cây theo từng thời kì/ từng mùa (nếu có).
  • Tranh, ảnh, video clip về câu chuyện “Sự tích hồ Ba Bể” (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp”.
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, trao đổi những điều mà em biết về hình ảnh y, bác sĩ với các bạn nhỏ:

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động và khen ngợi HS.

- GV tổ chức cho HS liên hệ với nội dung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài mới, Gv ghi tên bài đọc mói “Bác sĩ của nhân dân”.

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm, cống hiến của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, lòng biết ơn và những việc làm bày tỏ sự tri ân dành cho ông.

- Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:

Hình ảnh quen thuộc,/ thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng/ với ống nghe,/ ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân,/ túc trực bên giường những người bệnh nặng.../ còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp. //

Từ năm 2009,/ tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y/ bác sĩ trẻ tích cực học tập,/ không ngừng rèn luyện và cống hiến cho ngành Y tế nước nhà.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS giải thích nghĩa của một số từ khó:

+ Phòng: nghĩa trong bài là chuẩn bị trước để có biện pháp tránh, ngăn ngừa bệnh tật.

+ Chữa trị: chữa bệnh, điều trị nói chung.

+ Lao phổi: một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong hàng đầu thế giới.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1. Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người như thế nào?

+ Câu 2. Tìm những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc.

+ Câu 3. Những hình ảnh nào của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp?

+ Câu 4. Theo em, vì sao mọi người gọi Phạm Ngọc Thạch là “Bác sĩ của nhân dân”?

+ Câu 5. Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ nói lên điều gì?

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ đáp án, những HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+  Câu 1: Đoạn đầu tiên của bài đọc cho biết bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là tấm tiêu biểu cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam.

+ Câu 2: Những chi tiết cho thấy bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hết lòng với công việc là khi người bệnh cần, ông có mặt để khám và chữa trị, tự tiếp máu của mình cho bệnh nhân,...

+ Câu 3: Những hình ảnh của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch còn mãi trong tâm trí đồng nghiệp: hình ảnh bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng, ống nghe, thăm hỏi, túc trực bên người bị bệnh nặng.

+ Câu 4: GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình.

+ Câu 5: Việc lấy tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đặt cho giải thưởng nhằm vinh danh những y, bác sĩ trẻ nói lên sự tri ân đối với người đã có nhiều cống hiến cho ngành Y tế và là lời khuyên cho các y, bác sĩ trẻ học tập tấm gương hết lòng vì người bệnh, vì sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của mọi người.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS nhắc lại cách hiểu về nội dung và ý nghĩa bài đọc.

- GV đọc cho HS nghe từ đoạn “ Sinh thời” đến “tâm trí đồng nghiệp” và xác định giọng đọc đoạn này: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ việc làm của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và sự đánh giá của mọi người về ông:

Sinh thời,/ ông có công rất lớn/ trong việc tìm ra cách phòng và chữa bệnh lao phổi. Dù ở đâu,/ bất cứ lúc nào người bệnh cần / ông đều có mặt/ để thăm khám và chữa trị kịp thời. // Không ít lần,/ ông đã tự tiếp máu của mình/ cho người bệnh.// Hình ảnh quen thuộc,/ thân thương của ông trong chiếc áo choàng trắng với ống nghe,/ ân cần thăm hỏi từng bệnh nhân,/ túc trực bên giường những người bệnh nặng../ còn mãi trong tâm trị đồng nghiệp //

- GV tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp.

- GV mời HS khá, giỏi đọc cả bài.

- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài “ Bác sĩ của nhân dân” hiểu nội dung, ý nghĩa bài học.

+ Chia sẻ với người thân về bài học.

+ Đọc trước Tiết 3: Nghe kể câu chuyện về lòng nhân ái.

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu.

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải thích từ khó.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm lại bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ đáp án.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại bài.

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

TIẾT 2: NGHE - KỂ CHUYỆN VỀ LÒNG NHÂN ÁI

Hoạt động 1: Nghe GV kể chuyện “Sự tích hồ Ba Bể”

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 5 bài 2: Bác sĩ của nhân dân
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 2: Bác sĩ của nhân dân . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận