Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 5: Ai tài giỏi nhất?

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 5: Ai tài giỏi nhất? được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NGƯỜI TÀI TRÍ

BÀI 5: AI TÀI GIỎI NHẤT?

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trao đổi được về điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện đã đọc, đã nghe; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Kể về cuộc trò chuyện giữa các sự vật xem ai tài giỏi nhất. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi tài trí của con người; trên đời, con người là tài giỏi nhất.
  • Nhận diện được nhân hóa và tác dụng của nhân hóa, biết viết 1 – 2 câu có sử dụng nhân hóa.
  • Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • Trao đổi về nhận định “Con người là tài giỏi nhất!”.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
  • Tự hào về sự thông minh, tài trí của con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh vẽ một số nhân vật trong các câu chuyện đồng thoại để thực hiện hoạt động khởi động.
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Gió rì rào xác nhận” đến hết.
  • Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT từ câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

          TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi với bạn về điểm nổi bật của một nhân vật là đồ vật, con vật hoặc cây cối trong truyện đồng thoại đã đọc, đã nghe.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giới thiệu trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.97 và yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, đọc tên, phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc:  Bài 5 – Ai tài giỏi nhất?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Đọc phân biệt giọng nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: thong thả, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật trong bài.

+ Giọng của các sự vật băng, mưa, cây,…: hồn nhiên, hào hứng, vui tươi.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: giãi bày, hiên ngang

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:

·        Tuy bị lạnh cóng/ nhưng gà vẫn cảm thấy thích thú với ý nghĩ:/ “Mình đi trên mặt sông/ như đi trên bờ.”//

·        Lửa có thể/ đốt cành khô của tôi/ và nhiều cây cỏ/ thành tro/ giúp đất màu mỡ.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (3 HS/nhóm), luyện đọc theo 3 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “ra hoa kết trái”.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến “Bác cừu mới là tài giỏi nhất”.

+ Đoạn 3: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Băng: nước đông cứng trong thiên nhiên do thời tiết lạnh.

+ Tí tách: từ mô phỏng tiếng động nhỏ, gọn, liên tiếp, không đều nhau như tiếng nước rơi xuống từng giọt.

+ Thuần dưỡng: nuôi dưỡng và luyện tập làm cho thú hoang đã dần trở thành thú nuôi.

+ Nuôi (ý trong bài): đất giữ lại nước để cung cấp cho cây.

+ Cơ thể (ý trong bài): mặt đất, cây được trồng trong đấtm đứng trên mặt đất.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 5 SHS tr.97.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

·        Gà: băng tài giỏi, vì băng là dạng nước đông cứng lại, mặt sông có băng trở nên cứng như mặt đất, giúp gà đi lại trên mặt băng như đi trên bờ.

·        Băng: mưa tài giỏi, vì nhờ mưa mới có nước rơi xuống sông, hồ,… Mùa đông, nước sông, hồ mới có thể đóng thành băng.

·        Mưa: đất tài giỏi, vì đất giữ nước mưa lại, cung cấp cho cây.

·        Đất: cây tài giỏi, vì cây hút nước từ đất để tươi tốt, ra hoa kết trái.

·        Cây: lửa tài giỏi, vì lửa có thể soi sáng và sưởi ấm; có thể đốt cành khô của cây và nhiều cây cỏ thành tro làm chất dinh dưỡng cung cấp cho đất, giúp đất màu mỡ.

·        Lửa: gió tài giỏi, vì gió có thể dập tắt lửa.

·        Gió: cỏ tài giỏi, vì cỏ tuy nhỏ bé nhưng có sức sống mãnh liệt, vẫn phát triển tươi tốt dù có giông bão đi qua.

·        Cỏ: cừu tài giỏi, vì cừu biết dùng cỏ làm thức ăn,…

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Kể tóm tắt cuộc trò chuyện giữa các nhân vật trong truyện.

+ GV hướng dẫn HS kể tóm tắt cuộc trò chuyện của các nhân vật trong truyện theo cách kể riêng.

(Gợi ý: Một sáng nọ, con vật, cây cối và các sự vật khác trong tự nhiên bàn luận xem ai là người tài giỏi nhất. Không ai tự cho rằng mình tài giỏi nhất. Mỗi sự vật đều có chọn lựa khác nhau về người tài giỏi nhất. Cuối cùng, cừu khẳng định tài giỏi nhất chính là con người.)

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1, 2: Mỗi sự vật đều tài giỏi theo cách riêng.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Vì sao cừu nói: “Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!”?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Cừu nói “tài giỏi nhất trên đời chính là con người” vì con người biết làm mọi thứ: thuần dưỡng các loài vật, làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa, nhờ gió đẩy thuyền, làm nhiều vật dụng,…, biết làm tất cả những điều mà các sự vật khác có thể làm.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 3: Con người là tài giỏi nhất.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Theo em, các nhân vật trong truyện giống nhau ở điểm nào?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các nhân vật trong truyện đều khiêm tốn, biết nhìn nhận và trân trọng tài năng của nhân vật khác.

+ GV hướng dẫn HS rút ra nội dung, ý nghĩa bài đọc.

·        Nội dung bài đọc: Kể về cuộc trò chuyện giữa các sự vật xem ai tài giỏi nhất.

·        Ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi tài trí của con người; trên đời, con người là tài giỏi nhất.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 5: Đặt tên khác cho câu chuyện và nêu lí do em chọn tên đó.

+ GV hướng dẫn HS trả lời theo cách nghĩ cá nhân. (Gợi ý: Con người là tài giỏi nhất, Cuộc bình chọn trong tự nhiên,…)

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Ai tài giỏi nhất?.

- GV đọc lại đoạn từ “Gió rì rào xác nhận” đến hết và hướng dẫn HS xác định giọng đọc đoạn này:

+ Giọng các nhân vật: vui vẻ, hào hứng.

+ Giọng cừu thể hiện sự thán phục về tài trí của con người người.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của nhân vật.

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS quan sát tranh minh họa bài đọc.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 5.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 3 bài 5: Ai tài giỏi nhất?
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 3 bài 5: Ai tài giỏi nhất? . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận