Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 6: Hướng dẫn tham gia cuộc thi vẽ được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 4: NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

BÀI 7: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

(4 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trao đổi được với bạn: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì?; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỉ tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.
  • Tìm đọc được một bài văn viết về ước mơ, viết Nhật kí đọc sách và chia sẻ được suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài văn.
  • Luyện tập lựa chọn, sử dụng từ ngữ để biểu đạt nghĩa.
  • Luyện tập viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe.
  • Viết được một điều em muốn thay đổi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  • Có ý thức phấn đấu để biến ước mơ thành hiện thực.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Bảng phụ ghi ba khổ thơ cuối.
  • Thẻ từ, thẻ câu để HS thực hiện các BT từ câu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT, VBT Tiếng Việt 4.
  • HS mang tới lớp bài văn phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh” đã đọc và Nhật kí đọc sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1-2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

* Giới thiệu bài học

- GV cho HS hoạt động nhóm đôi và trao đổi: Nếu có phép lạ, em sẽ làm gì? (chế tạo máy móc hiện đại, lai tạo nhiều giống cây, hoa mới,…).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SHS tr.135 và yêu cầu HS liên hệ nội dung khởi động, đọc tên, phán đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài học mới và ghi tên bài đọc: Bài 7 – Nếu chúng mình có phép lạ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc một số câu thể hiện mong ước thay đổi nếu có phép lạ.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS nghe: Giọng đọc trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, thể hiện mong ước thiết tha, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện mong ước thay đổi thế giới.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc:

+ Từ khó: nảy mầm, chớp mắt.

+ Cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu thể hiện mong ước thay đổi nếu có phép lạ:

Nếu/ chúng mình/ có phép lạ/

Bắt hạt giống/ nảy mầm nhanh/

Chớp mắt/ thành cây đầy quả/

Tha hồ hái/ chén/ ngọt lành.//

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, luyện đọc theo 2 đoạn:

+ Đoạn 1: hai khổ thơ đầu.

+ Đoạn 2: còn lại.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó:

+ Chén: ăn, thưởng thức.

+ Đúc: chế tạo bằng cách đổ chất nóng chảy hoặc vật liệu lỏng vào khuôn, rồi để cho rắn cứng lại.

+ Bom: vũ khí thường do máy bay thả xuống, vỏ bằng kim loại, bên trong có chứa thuốc nổ, có sức sát thương và phá hoại mạnh.

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc một lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và trả lời lần lượt các câu hỏi 1 – 4 SHS tr.136.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 1: Hai khổ thơ đầu nói lên những ước mong gì của bạn nhỏ?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những mong ước của bạn nhỏ trong hai khổ thơ đầu:

·        Hạt giống nảy mầm nhanh, thành cây đầy quả trong chớp mắt, quả có vị ngọt, các bạn tha hồ hái.

·        Các bạn thành người lớn ngay sau giấc ngủ để làm được nhiều việc có ích.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 1: Điều ước của các bạn nhỏ về thiên nhiên và về những điều có thể làm được để cuộc sống tốt đẹp hơn.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 2: Theo em, vì sao các bạn nhỏ ước “Mãi mãi không còn mùa đông”?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các bạn nhỏ ước “Mãi mãi không còn mùa đông” để cuộc sống luôn ấm áp, tươi vui không còn giá rét, u buồn.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 3: Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư nói lên điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Điều ước của các bạn nhỏ ở khổ thơ thứ tư nói lên ước muốn hòa bình, thế giới không có chiến tranh, chỉ có hạnh phúc và những điều ngọt ngào tốt đẹp.

+ GV hướng dẫn HS rút ra ý đoạn 2: Điều ước của các bạn nhỏ về cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

- GV mời đại diện 1 HS đọc câu hỏi 4: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại nhiều lần trong bài. Việc lặp lại ấy thể hiện mong muốn thiết tha được có phép lạ để thay đổi thế giới của các bạn nhỏ.

+ GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Nội dung bài đọc: Những điều các bạn nhỏ mong ước làm được để thay đổi cuộc sống nếu có phép lạ.

+ Ý nghĩa bài đọc: Mơ ước của thiếu nhi về cuộc sống tương lai tươi đẹp.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại nội dung, ý nghĩa bài đọc Nếu chúng mình có phép lạ.

- GV đọc lại ba khổ thơ cuối và hướng dẫn HS xác định giọng đọc của ba khổ thơ này:

+ Giọng trong sáng, vui tươi, hồn nhiên, thể hiện mong ước thiết tha.

+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện mong ước thay đổi thế giới.

Nếu/ chúng mình/ có phép lạ/

Hái triệu vì sao/ xuống cùng/

Đúc thành/ ông mặt trời mới/

Mãi mãi/ không còn mùa đông.//

 

Nếu/ chúng mình/ có phép lạ/

Hóa trái bom/ thành trái ngon/

Trong ruột/ không còn thuốc nổ/

Chỉ toàn kẹo/ với bi tròn.//

 

Nếu/ chúng mình/ có phép lạ!//

Nếu/ chúng mình/ có phép lạ!//

- GV yêu cầu HS luyện đọc ba khổ thơ cuối.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS đọc trước lớp ba khổ thơ cuối. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

ĐỌC MỞ RỘNG:

SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH

CHỦ ĐIỂM NHỮNG ƯỚC MƠ XANH

Hoạt động 1: Tìm đọc bài văn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Tìm được bài văn phù hợp với chủ đề.

- Nắm được nội dung bài văn để chia sẻ trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS đọc trước ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,…) một bài văn phù hợp với chủ điểm “Những ước mơ xanh”. HS có thể đọc sách báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet bài văn viết về:

+ Ước mơ nghề nghiệp.

+ Ước mơ về cuộc sống.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài văn để mang tới lớp chia sẻ.

Hoạt động 2: Viết Nhật kí đọc sách

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Ghi lại được thông tin về bài văn đã đọc.

- Trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo chủ điểm, nội dung bài văn.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều cần ghi nhớ sau khi đọc bài văn:

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

- HS lần lượt đọc các đoạn. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS đọc bài. Các HS khác đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa một số từ khó.

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm.

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc câu hỏi 4.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe GV đọc bài và hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc.

- HS đọc trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị theo yêu cầu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 4 bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 4 bài 7: Nếu chúng mình có phép lạ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận