Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 3: Xôn xao mùa hè

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 3: Xôn xao mùa hè được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: XÔN XAO MÙA HÈ

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hỏi – đáp được về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
  • Đọc:
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung của bài đọc: Khung cảnh mùa hè với những hình ảnh đẹp đầy sức sống, tươi vui. Từ đó, rút ra được ý nghĩa: Ca ngợi mùa hè thật vui tươi, thú vị. Học thuộc lòng được 2 – 3 khổ thơ em thích.
  • Tìm đọc được một truyện cười viết về niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt, lao động, phê phán cái xấu,...; viết được Nhật kí đọc sách và chia sẻ được với bạn về lí do em thích câu chuyện.
  • Nhận diện và biết sử dụng thành phần chính của câu.
  • Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
  • Sưu tầm được tranh, ảnh về hoạt động hè của trẻ em; chia sẻ được cảm xúc của em về một trải nghiệm thú vị trong mùa hè.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi duownxh tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, VBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh hoặc ảnh SHS phóng to.
  • Tranh, ảnh chụp hoặc video về thiên nhiên, hoạt động, trò chơi vào mùa hè (nếu có).
  • Bảng phụ ghi hai khổ thơ cuối.
  • Thẻ từ, thẻ câu cho HS thực hiện các BT luyện từ và câu.
  • Máy tính, máy chiếu / bảng tương tác (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.
  • Truyện cười phù hợp với chủ điểm “Cuộc sống mến yêu” đã đọc và Nhật kí đọc sách, 1 – 2 tranh, ảnh về hoạt động của trẻ em vào mùa hè, 1 – 2 hình ảnh về một trải nghiệm thú vị của em trong mùa hè (nếu có)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1, 2: XÔN XAO MÙA HÈ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi để hỏi – đáp về hoạt động em thích tham gia vào mùa hè (có thể sử dụng tranh, ảnh, video clip về hoạt động mùa hè – nếu có).

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ với nội dung khởi động, đọc tên và phán đoán nội dung bài đọc.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài mới “Xôn xao mùa hè”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

ĐỌC:XÔN XAO MÙA HÈ

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS: Toàn bài đọc với giọng trong trẻo, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái, đặc điểm,... của các sự vật.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số dòng thơ theo nhịp 2/4:

Mùa hè/ chui vào quả mít/

Hoa thành/ múi mật vàng ong/

Mùa hè/ mặt trời đỏ chót/

Chặn đàn dưa hấu/ bên sông.//

Mùa hè/ trèo lên cây phượng

Giăng đèn hoa đỏ cho em

Mùa hè/ bay qua mặt ruộng

Từng bông lúa dậy hương chiêm./.

- GV mời 1 – 2 HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó:

+ Xôn xao: vừa gợi tả những âm thanh, tiếng động rộn vui từ nhiều phía xen lẫn nhau, vừa gợi tả những cảm xúc vui tươi, náo nức.

+ Chiêm: còn gọi là lúa hay hoa màu, gieo cấy vào giữa tháng 10, tháng 11 và thu hoạch vào tháng 5, tháng 6.

+ Dậy: mùi thơm tỏa mạnh ra xung quanh.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời các câu hỏi:

+  Câu 1. Bài thơ nhắc đến những sự vật gì vào mùa hè?

Mỗi sự vật ấy được miêu tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

+ Câu 2. Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như thế nào?

+ Câu 3. Theo em, vì sao bài thơ có tên là "Xôn xao mùa hè”?

+ Câu 4. Bài thơ mang đến cho em những cảm xúc gì về mùa hè?

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Những sự vật được nhắc đến trong bài thơ là: quả mít - múi mật vàng ong, mặt trời - đỏ chót, dưa hấu - đàn, cây phượng - giăng đèn hoa đỏ, bông lúa - dậy hương chiêm, bầy chim - luyện thanh, tiếng ve - ẩn hiện, điều - bay cao, tiếng sáo – xôn xao.

+ Câu 2: Mùa hè gắn bó với lũ trẻ như một người bạn. Vào mùa hè, lũ trẻ cùng nhau chơi trò trốn tìm, thả diều, thổi sáo, được thưởng thức những loại trái cây ngọt lành,...

+ Câu 3: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng, GV có thể gợi ý: Bài thơ có tên “Xôn xao mùa hè” vì tất cả các khổ thơ, các từ ngữ, hình ảnh đều gợi cảnh vật của mùa hè, tâm trạng vui tươi, náo nức của trẻ thơ khi mùa hè đến,...

+ Câu 4: GV khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

- GV đọc lại cho HS nghe hai khổ thơ cuối và xác định giọng đọc đoạn này: giọng trong trẻo, vui tươi, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả hoạt động, trạng thái, đặc điểm của mùa hè và các sự vật:

Mùa hè/ vẫn thường dậy sớm/

Luyện thanh/ cùng với bầy chim/

Mùa hè/ chơi trò tìm trốn/

Tiếng ve/ ẩn hiện gọi mình//

 

Mùa hè/ ngồi bên lũ trẻ/

Nổi dậy/ cho điều lên cao/

Mùa hè/ bay lên thật dễ/

Với cùng tiếng sáo xôn xao...//

- GV tổ chức cho HS luyện đọc thuộc lòng trong nhóm, trước lớp 2 – 3 khổ thơ em thích (có thể thực hiện sau giờ học).

- GV nhận xét, đánh giá về phần đọc thuộc lòng của lớp.

ĐỌC MỞ RỘNG: SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH – CHỦ ĐIỂM CUỘC SỐNG MẾN YÊU

Hoạt động 1: Tìm đọc truyện cười

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Tìm được truyện phù hợp với chủ đề.

- Nắm được nội dung truyện để chia sẻ trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS đọc ở nhà (ở thư viện lơp, thư viện trường,...) một truyện cười phù hợp với chủ điểm “Cuộc sống mến yêu” theo hướng dẫn của GV trước buổi học khoảng một tuần. HS có thể đọc sách. Báo giấy hoặc tìm kiếm trên internet truyện cười viết về:

+ Niềm vui, tiếng cười trong sinh hoạt.

+ Niềm vui, tiếng cười trong lao động.

+ Phê phán cái xấu...

- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị truyện mang đến lớp chia sẻ.

Hoạt động 2: Viết nhật kí đọc sách

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được ý tưởng của Nhật kí đọc sách.

- Biết cách viết Nhật kí đọc sách.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS viết vào Nhật kí đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọcc truyện cười: tên truyện, tên nhân vật, tình huống, cách giải quyết, chi tiết tạo tiếng cười.

- GV hướng dẫn HS trang trí Nhật kí đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung truyện.

Hoạt động 3: Chia sẻ về truyện cười đã đọc.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Xây dựng được Nhật kí đọc sách.

- Chia sẻ trong nhóm và lớp học

b. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS đọc truyện hoặc trao đổi truyện cho bạn trong nhóm để cùng đọc.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về Nhật kí đọc sách của mình.

 

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có) để bạn hoàn thiện Nhật kí đọc sách.

- GV tổ chức cho HS bình chọn một số Nhật kí đọc sách sáng tạo và dán vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm/ Góc Tiếng Việt.

- GV nhận xét, đánh giá về hoạt động của lớp.

Hoạt động Thi cây hài nhí.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Nắm được nội dung câu chuyện đã chuẩn bị.

- Chia sẻ trong nhóm và lớp học.

b. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS kể lại câu chuyện cho bạn nghe trong nhóm nhỏ và chia sẻ lí do em thích câu chuyện.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, các HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu có).

- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn có giọng kể chuyện hay.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

C. VẬN DỤNG

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- HS xem tranh, liên hệ nội dung bài học.

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc bài.

 

 

- HS luyện đọc từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải thích một số từ khó.

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại bài.

 

- HS nghe GV đọc lại bài.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 5 bài 3: Xôn xao mùa hè
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 3: Xôn xao mùa hè . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận