Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài 6: Người thiếu niên anh hùngn

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo bài 6: Người thiếu niên anh hùng được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: NGƯỜI THIẾU NIÊN ANH HÙNG

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải câu đố và nói được 1 - 2 câu về nhân vật có tên trong lời giải đố; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh hoa.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Nguyễn Bá Ngọc đã anh dũng hi sinh sau khi cứu được ba em nhỏ của người bạn hàng xóm.
  • Kể được về một hoạt động đền ơn đáp nghĩa hoặc một hoạt động thiện nguyện mà em đã có dịp chứng kiến hoặc tham gia.
  • Biết rút kinh nghiệm và chỉnh sửa bài văn đã viết.
  • Chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc sau khi nghe bài hát “Nguyễn Bá Ngọc - Người

thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Một bức ảnh, tư liệu về anh hùng Nguyễn Bá Ngọc.
  • Vật thật hoặc tranh ảnh: cuốn từ điển Tiếng Việt, cây cỏ chọi gà, hòn bi ve,…
  • Bảng phụ hoặc máy chiếu để trình bày đoạn từ “Ngày 04 tháng 4” đến “dìm hai em Đơ, Toanh xuống hầm”.
  • Video clip hoặc audio bài hát “Nguyễn Bá Ngọc – Người thiếu niên dũng cảm”, nhạc và lời: Mộng Lân.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Tổ chức thực hiện

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ, giải câu đố dựa vào hình ảnh minh họa:

Ai là người tuổi trẻ tài cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công?

- GV tổ chức cho HS  nói 1 – 2 câu về nhân vật có tên trong lời giải đố.

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh sau đó đọc tên và phán đoán nội dung bài học.

- GV giới thiệu cho HS về bài mới, Gv ghi tên bài học mới: Bài 6 – Người thiếu niên anh hùng.

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện.

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự khốc liệt của chiến tranh, hoạt động của các nhân vật.

- Gv hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và ngắt nghỉ câu dài:

+ Từ khó:

·        Ác liệt

·        Sơ tán

·        Ngần ngừ

+ Một số câu dài:

·        Không ngần ngừ,/ Ngọc ôm em Oong bé nhất/ đưa về hầm nhà mình trú ẩn.

·        Thấy bom đạn vẫn tiếp tục dội xuống,/ một lần nữa Ngọc chui lên/ vừa bế,/ vừa dìu hai em Đơ,/ Toanh/ xuống hầm.//

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.

- GV mời 1 – 2 HS đọc, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó:

+ ác liệt: thường dùng để nói về chiến tranh rất gay gắt, quyết liệt, gây ra nhiều thiệt hại.

+ bom: vũ khí bằng vỏ kim loại, trong có chứa thuốc nổ, có sức sát thương và phá hoại mạnh.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi và rút ra nội dung bài:

+ Câu 1: Vì sao Nguyễn Bá Học và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán?

+ Câu 2: Nêu tóm tắt những việc làm cả Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm.

+ Câu 3: Theo em, vì sao Ngọc không biết mình bị thương trong khi cứu ba em nhỏ?

+ Câu 4: Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về Nguyễn Bá Ngọc.

- GV mời HS chia sẻ đáp án, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+Câu 1:  Nguyễn Bá Học và các bạn phải đi học trong cảnh sơ tán vì chiến tranh diễn ra ác liệt, máy bay địch ném bom, bắn phá quê hương của Ngọc.

+ Câu 2: Tóm tắt những việc làm cả Nguyễn Bá Ngọc khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm: Khi nghe thấy tiếng khóc thét bên nhà hàng xóm, Nguyễn Bá ngọc đã chạy sang nhà Khương, ôm em Oong bé nhất đưa về hầm nhà mình trú ẩn. Xong cậu lại chui lên, vừa về, vừa dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm.

+ Câu 3: Ngọc không biết mình bị thương vì lúc ý Ngọc chỉ nghĩ tới việc cứu người, lo lắng cho sự an nguy của ba em nhỏ.

+ Câu 4; Khuyến khích HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân, GV gợi ý: khâm phục vì Nguyễn Bá Ngọc can đảm, tiếc tương vì anh hi sinh khi còn quá trẻ,...

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc Người thiếu niên anh hùng.

- Gv đọc lại cho HS nghe từ đoạn “Ngày 04 tháng 4” đến “dìu hai em Đơ, Toanh xuống hầm” và xác định lại giọng đọc đoạn này: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ sự khốc liệt của chiến tranh, hoạt động của các nhân vật:

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động theo yêu cầu của GV.

- HS quan sát tranh và phán đoán.

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV đọc mẫu.

 

 

- HS đọc từ khó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài.

 

- HS đọc bài.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ đáp án.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS đọc bài.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời bài 6: Người thiếu niên anh hùng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo bài 6: Người thiếu niên anh hùngn . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận