Danh mục bài soạn

Pages

Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 6: Món ngon mùa nước nổi

Giáo án Tiếng việt 4 Chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 6: Món ngon mùa nước nổi được phép biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Tiếng việt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: MÓM NGON MÙA NƯỚC NỔI

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được về một món ăn em thích; nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, tranh minh hoạ và hoạt động khởi động.
  • Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; Hiểu được nội dung của bài đọc: Giới thiệu về món canh chua cá linh – một món đặc sản nổi tiếng chỉ có vào mùa nước nổi của người dân vùng Tây Nam Bộ, gửi gắm niềm tự hào, yêu mến quê hương của tác giả.
  • Nói được về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết.
  • Viết được đoạn kết bài cho bài văn miêu tả cây cối (cây bóng mát).
  • Biết đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với du khách một món ăn ở địa phương em.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).

  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, bồi duownxh tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, con người.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Tiếng Việt 4.
  • Tranh, ảnh, video clip về đánh bắt cá linh mùa nước nổi, các món ăn làm cá linh, canh chua cá linh (nếu có).
  • Bảng phụ ghi đoạn từ “Cá linh chế biến được” đến “miền Tây”.
  • Tranh, ảnh hoặc báo, truyện,... về một tấm gương lạc quan
  • Thẻ từ, thẻ câu để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
  • Máy tính, máy chiếu, bảng tương tác (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Tiếng Việt 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, chia  sẻ với bạn một món ăn em thích:

- GV tổ chức cho HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động với nội dung tranh, HS đọc tên và phán đoán nội dung bài học.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV giới thiệu cho HS về bài mới, GV ghi tên bài đọc mới “Món ngon mùa nước nổi”.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc, luyện đọc từ khó, luyện cách ngắt nghỉ và đọc câu thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Đọc được bài đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV đọc mẫu cho HS nghe: giọng đọc thông thả, rõ ràng, rành mạch, tự hào, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái.

- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó và cách ngắt nghỉ, luyện đọc một số câu dài:

+ Từ khó: dân dã, ruột, nở rộ, ngập tràn,...

+ Một số câu dài:

·        Cả linh là món quà thiên nhiên ưu ái/ dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.// Vào mùa này,/ cả linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông “trôi” về đồng bằng sông Cửu Long nhiều vô số kể.//

·        Cá linh non khi nấu canh để nguyên con,/ chỉ cần bỏ ruột.// Bông điên điển nở rộ đầu mùa nước nổi,/ hái một chút là đủ ăn....

- GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ, trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá hành động của lớp.

Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải nghĩa được một số từ khó.

- Đọc thầm lại bài đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài đọc.

- Nắm được nội dung, ý nghĩa của bài đọc.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó (ngoài SHS):

+ Miền Tây: Vùng đồng bằng sông Cửu Long/ miền Tây Nam Bộ.

+ Ngập tràn: chỉ tình cảm, nỗi nhớ nhung chan chứ, tràn trề.

- GV tổ chức cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi hoặc nhóm để trả lời từng câu hỏi:

+ Câu 1. Tìm những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều.

+ Câu 2. Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh như thế nào?

+ Câu 3. Những chi tiết nào chứng tỏ canh chua cá linh có sức hấp dẫn với người dân miền Tây cũng như khách phương xa?

+ Câu 4. Vì sao nói: “Cá linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.”?

- GV mời 1 – 2 nhóm HS chia sẻ kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu 1: Những chi tiết cho thấy vào mùa nước nổi, cá linh ở đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều là: cá linh từ miệt thượng nguồn sông Mê Kông “trôi” về nhiều vô số kể, mỗi ngày người dân thu hoạch tới mấy gia.

+ Câu 2: Người dân miền Tây nấu canh chua cá linh bằng cách để nguyên con cả linh non, chỉ bỏ ruột, nấu chua với bông súng, bông điên điển, rau muống.

+ Câu 3: Những chi tiết chứng tỏ canh chua cả linh có sức hấp dẫn với người dân miền Tây cũng như khách phương xa là: hễ nhắc tới canh chua cả linh thì “nỗi nhớ quê hương lại ngập tràn kí ức” của người dân nơi đây. Khách phương xa ăn canh chua cả linh một lần rồi "lưu luyến mãi miền Tây”,...

+Câu 4: Nói: “Cả linh là món quà thiên nhiên ưu ái dành tặng người dân miền Tây vào mùa nước nổi.” vì chỉ ở vùng Tây Nam Bộ mới có cả linh và có rất nhiều vào mùa nước nổi. Từ cả linh, người dân có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, nhất là món canh chua cá linh – món ăn đặc sản mùa nước nổi thu hút khách du lịch,...

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhắc lại được nội dung, ý nghĩa bài đọc; xác định được giọng đọc của nhân vật.

- Luyện đọc trong nhóm và trước lớp.

b. Tổ chức thực hiện

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhắc lại cách hiểu về nội dung bài đọc.

- GV đọc lại cho HS nghe từ đoạn “ Cá linh chế biến được” đến “miền Tây” và xác định giọng đọc đoạn này: giọng thong thả, trầm ấm; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ cảm xúc của tác giả, chỉ đặc điểm, sản vật của miền Tây:

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

- HS xem tranh, liên hệ nội dung khởi động.

 

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

 

 

- HS đọc và luyện đọc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS giải nghĩa từ khó.

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ kết quả.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhắc lại nội dung bài.

 

- HS nghe GV đọc lại bài.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án tiếng việt 4 chân trời công văn mới, soạn giáo án tiếng việt 4 chân trời chủ đề 5 bài 6: Món ngon mùa nước nổi
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Tiếng việt 4 chân trời sáng tạo chủ đề 5 bài 6: Món ngon mùa nước nổi . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận