Danh mục bài soạn

Tải giáo án HĐTN 7 CTST bản 2 Chủ Đề 8. Tìm Hiểu Nghề Ở Địa Phương - HĐGD

Giáo án HĐTN 7 chân trời sáng tạo bản 2 Tải giáo án HĐTN 7 CTST Chủ Đề 8. Tìm Hiểu Nghề Ở Địa Phương - HĐGD được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án HĐTN chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi khởi động và giới thiệu chủ đề 7

c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được nội dung của chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1. Trò chơi khởi động

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” và phổ biến luật chơi: GV đưa ra 1 lợi ích của nghề hoặc trình chiếu 1 sản phẩm/ vật dụng hữu ích trong cuộc sống (VD: micro, quả bóng, máy tính,…). Trong vòng 60 giây, nhóm nào kể được càng nhiều nghề góp phần đem lại lợi ích/ có sản phẩm này thì sẽ giành chiến thắng (VD: ca sĩ, nhạc sĩ, cầu thủ, diễn viên, lập trình game, kĩ sư…).

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia chơi trò chơi nhiệt tình.

Bước 3, 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV công bố nhóm dành chiến thắng, tuyên dương.

- GV dẫn dắt để giới thiệu tầm quan trọng, ý nghĩa của chủ đề: Các em vừa chỉ ra được một số nghề và lợi ích của các nghề đó. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nghề quen thuộc ở địa phương, giúp em nhận ra mỗi nghề đều đem lại những giá trị và lợi ích khác nhau, qua đó em có thể nhìn rõ hơn thiên hướng của chính mình để sau này chọn lựa được nghề phù hợp với bản thân.

*Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát tranh chủ đề, thảo luận và trả lời: Hãy kể tên nghề của các nhân vật trong tranh chủ đề?

- GV yêu cầu HS đọc phần định hướng nội dung sgk.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh chủ đề, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung mới: Chủ đề 8 – Tìm hiểu nghề ở địa phương.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

a. Mục tiêu: Giúp cho HS mở rộng hiểu biết của mình về một số nghề ở địa phương

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện:

·      Kể tên những nghề hiện có ở địa phương.

·      Chỉ ra công việc đặc trưng và trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của những nghề em tìm hiểu được.

·      Chia sẻ kết quả tìm hiểu của em về nghề ở địa phương.

c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được nội dung của chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Kể tên nghề có ở địa phương

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thảo luận nhóm hoặc sử dụng phương pháp vấn đáp để HS kể tên các nghề hiện có ở địa phương.

- GV giới thiệu cho HS một số nghề đặc trưng ở mỗi địa phương: nghề dệt thổ cẩm, nghề làm nón, nghề làm muối, nghề trồng và sản xuất cà phê, nghề đóng tàu biển, nghề sản xuất ô tô,…

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ địa phương và kể ra một số nghề hiện có ở địa phương mình.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung thêm thông tin về nghề cho HS (nếu có) sau khi HS chia sẻ trước lớp.

 

*Nhiệm vụ 2. Đặc trưng cơ bản của nghề em tìm hiểu được và chia sẻ

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm khoảng 5 – 6 HS, yêu cầu mỗi HS trong nhóm giới thiệu về nghề ở địa phương dựa theo hướng dẫn:

+ Chọn nghề ở địa phương mà mình yêu thích hoặc quan tâm.

+ Sưu tầm 1 hình ảnh minh họa cho mỗi nghề, những công việc đặc trưng cho mỗi nghề, tên và hình ảnh các thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của mỗi nghề.

+ Tổng hợp các thông tin của mỗi nghề trên 1 trang giấy.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát các nhóm thực hiện

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày trước lớp. Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4. Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm.

1. Tìm hiểu một số nghề hiện có ở địa phương

*Một số nghề hiện có ở địa phương:

Gợi ý:

·      Bác sĩ

·      Giáo viên

·      Nông nghiệp

·      Thợ xây dựng

·      Đầu bếp

·      Ngân hàng…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đặc trưng cơ bản của nghề em tìm hiểu được

Gợi ý: (bảng cuối hoạt động)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án HĐTN 7 chân trời, soạn mới giáo án HĐTN 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án HĐTN 7 chân trời bản 2 Chủ Đề 8. Tìm Hiểu Nghề Ở Địa Phương - HĐGD
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án HĐTN 7 CTST bản 2 Chủ Đề 8. Tìm Hiểu Nghề Ở Địa Phương - HĐGD . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án HĐTN 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận