Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 8: quê hương - Tiết 2

Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 8: quê hương - Tiết 2 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

Tiết 2:

HÒA TẤU

NGHE TÁC PHẨM TÂY NGUYÊN CHÀO MẶT TRỜI

ĐÀN T’RƯNG VÀ ĐÀN K’LÔNG PÚT

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Chơi được bài hòa tấu cùng bạn.

-       Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

-       Nêu được tên và đặc điểm của đàn t’rưng, đàn k’lông pút; cảm nhận được âm sắc của hai loại nhạc cụ này.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Tự giác tìm hiểu về tên, đặc điểm của của đàn t’rưng, đàn k’lông pút.

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu, cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Thể hiện âm nhạc: Biết thể thể hiện phần bè của mình.

·      Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời; cảm nhận được âm sắc của đàn t’rưng, đàn k’lông pút.

3. Phẩm chất

-       Biết quý trọng, trân trọng di sản văn hóa của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder...), nhạc cụ thể hiện hòa âm (kèn phím...)

-       File audio (hoặc video) nhạc đệm và bài mẫu hát Tây Nguyên chào Mặt Trời.

-       Tư liệu minh họa nội dung: Đàn t’rưng và đàn k’lông pút.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV cho HS vận động theo nhạc, hát tập thể bài Vui kéo lưới.

c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát Vui kéo lưới theo hình thức hát tập thể, kết hợp vận động theo nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cho HS cả lớp: Hát bài hát Vui kéo lưới, kết hợp vận động theo nhạc, vỗ tay nhịp nhàng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS cả lớp hát bài hát Vui kéo lưới, kết hợp vận động theo nhạc, vỗ tay nhịp nhàng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức tích cực, hát hay.

- GV dẫn dắt HS vào tiết học: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hành hòa tấu đoạn trích Nhạc rừng; nghe tác phẩm Tây Nguyên chào Mặt Trời và tìm hiểu về đàn t’rưng, đàn k’lông pút.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hòa tấu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HStìm hiểu bài hòa tấu và trình bày được bài hòa tấu.

b. Nội dung:

- HS tự tìm hiểu bài hòa tấu.

- GV hướng dẫn HS cách chơi từng bè, yêu cầu HS tập chơi từng nét nhạc.

- GV yêu cầu HS luyện tập và trình diễn bài hòa tấu theo tổ, nhóm.

c. Sản phẩm: Phần trình diễn bài hòa tấu theo tổ, nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu bài hòa tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình.

- GV chơi mẫu từng bè nhạc cụ (giai điệu 1, giai điệu 2, hòa âm).

https://www.youtube.com/watch?v=uruP9D76GZQ

- GV hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè và yêu cầu HS chơi từng nét nhạc, sau đó ghép nối các nét nhạc với nhau.

- GV yêu cầu từng bè trình diễn phần bè của mình.

- GV hướng dẫn các ghép bè với nhau từng nét nhạc.

- GV yêu cầu HS luyện bài hòa tấu theo tổ, nhóm.

- GV lưu ý: Trường nào chưa có điều kiện dạy nhạc cụ thể hiện giai điệu có lựa chọn các hoạt động dưới đây để thay thế:

+ Dùng đọc nhạc thay thế cho nhạc cụ thể hiện giai điệu khi luyện tập bài hoà tấu.

+ Sáng tạo thêm các mẫu gõ đệm cho bài hát: dùng các loại nhạc cụ gõ khác nhau, đa dạng động tác cơ thể; gõ bằng các vật dụng như cốc, bút, vỗ tay lên mặt bàn,...

+ Tăng cường hoạt động trải nghiệm và khám phá.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự tìm hiểu bài hòa tấu.

- HS chơi từng bè, yêu cầu HS tập chơi từng nét nhạc.

- HS luyện tập và trình diễn bài hòa tấu theo tổ, nhóm.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS trình diễn bài hòa tấu theo tổ, nhóm.

- GV mời các tổ, nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, góp ý, sửa lỗi cho HS (nếu có).

1. Hòa tấu

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 8: quê hương - Tiết 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 8: quê hương - Tiết 2 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận