Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 6: lời ru của mẹ - Tiết 1

Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 6: lời ru của mẹ - Tiết 1 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

Tiết 1:

HÁT BÀI LỜI RU CỦA MẸ.

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:

HÁT THEO CÁCH RIÊNG CỦA MÌNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Lời ru của mẹ; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

-       Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá: Hát theo cách riêng của mình.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Tìm hiểu bài hát Lời ru của mẹ,

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc; Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát triển hứng thú âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng bạn bè, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Lời ru của mẹ.

·      Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Lời ru của mẹ, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát;

3. Phẩm chất

-       Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc cha mẹ và người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder...), nhạc cụ thể hiện hòa âm (kèn phím...)

-       File audio (hoặc video) nhạc đệm và bài mẫu hát Lời ru của mẹ.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Lời ru của mẹ; HS lắng nghe giai điệu, lời ca, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát về chủ đề Lời ru của mẹ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát Nhật kí của mẹ do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác và ca sỹ Hiền Thục trình bày.

https://www.youtube.com/watch?v=KGWJCAc4kGg

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận như thế nào sau khi nghe bài hát Nhật kí của mẹ do ca sỹ Hiền Thục trình bày.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, hát theo lời ca, giai điệu bài hát Nhật kí của mẹ và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:

+ Bài hát với lời gồm 6 trang nhật ký xuyên suốt những cảm xúc của người mẹ khi mang thai, sinh nở, con tập nói, tập đi, đến trường, có tình cảm với người khác giới và trưởng thành rồi đi làm xa.

+ Bài hát có giai điệu nhẹ nhành, da diết, sâu sắc và đầy lắng đọng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Tình yêu thương của mẹ là sức mạnh nuôi ta khôn lớn. Ngay từ khi còn chưa rõ hình hài, chỉ là một sinh linh bé nhỏ mới bắt đầu sự sống con người đã được đón nhận một thứ tình yêu vị tha và vô hạn: tình mẹ. Hôm nay, chúng ta cùng đi vào học bài hát Lời ru của mẹ để thấy được tình mẫu tử thiêng liêng đến nhường nào. Đây là một bài hát của nhạc sĩ Vũ Trọng Tường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát bài Lời ru của mẹ

(Khoảng 31 – 33 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Lời ru của mẹ.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Lời ru của mẹ; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

b. Nội dung:

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Lời ru của mẹ.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: HS hát đươc cả bài Lời ru của mẹ kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Lời ru của mẹ.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

https://www.youtube.com/watch?v=D-lYbB3dUpc

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2 và câu hát 3...

+ Câu 1: Lời ru ... biếc xanh,

+ Câu 2: có đàn cò ... tre làng.

+ Câu 3: Mênh mang ... trời sao.

+ Câu 4: Lời ru ... cuộc đời.

+ Câu 5: Ngọt ngào ... mùa đông.

+ Câu 6: Lời ru ... của mẹ

+ Câu 7: cho con ... mẹ ru.

- GV lưu ý HS những câu hát có luyến, những ô nhịp có tiết tấu đảo phách...

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp; thể hiện tình cảm tha thiết, yêu thương.

 - GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Lời ru của mẹ.

- HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp.

- GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay.

1. Hát bài Lời ru của mẹ

- Tác giả:

+ Nhạc sĩ Vũ Trọng Tường nguyên là trưởng phòng Hội viên thuộc văn phòng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Trước đó, ông có 20 năm là giáo viên Âm nhạc của Hà Nội.

+ Sở trường của ông là viết ca khúc cho thiếu nhi.

+ Một số ca khúc tiêu biểu như: Tình thương bà cháu, Cây bàng mùa hạ, Mùa thu ngày khai trường, Hạt nắng sân trường, Chị Hằng, Lời ru của mẹ...

- Bài hát:

Từ thuở trong nôi, lời mẹ ru đã như nguồn sữa tinh thần dịu ngọt, mát lành nuôi dưỡng tâm hồn giúp chúng ta khôn lớn từng ngày.

Bài hát Lời ru của mẹ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng cao quý qua giai điệu êm đềm, tha thiết và lời ca chan chứa yêu thương.

+ Bài hát gồm 2 đoạn và phần kết:

·      Đoạn 1: 13 nhịp (từ đầu đến trời sao).

·      Đoạn 2: 16 nhịp (từ Lời ru từ vành nôi đến mẹ ru).

·      Phần kết: 4 nhịp (nhắc lại 4 nhịp cuối cùng của đoạn 2).

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 6: lời ru của mẹ - Tiết 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 6: lời ru của mẹ - Tiết 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận