Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 7: cội nguồn - Tiết 1

Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 7: cội nguồn - Tiết 1 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

Tiết 1:

HÁT BÀI NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI!

NGHE TÁC PHẨM ĐẤT NƯỚC LỜI RU

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nổi trống lên các bạn ơi!; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc; biết hát bè đơn giản.

-       Cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm Đất nước lời ru; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Nổi trống lên các bạn ơi!, trải nghiệm những hoạt động tìm hiểu âm nhạc phong phú, có khả năng nhận biết, tình cảm, cảm xúc của mình cho bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!.

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc; Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát triển hứng thú âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng bạn bè, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!.

·      Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!, Đất nước lời ru vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát.

3. Phẩm chất

-       Biết quý trọng, trân trọng di sản văn hóa của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder...), nhạc cụ thể hiện hòa âm (kèn phím...)

-       File audio (hoặc video) nhạc đệm và bài mẫu hát Nổi trống lên các bạn ơi!, Đất nước lời ru.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe 1-2 bài hát Dòng máu lạc hồng; HS lắng nghe giai điệu, lời ca, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát Dòng máu lạc hồng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hátDòng máu lạc hồng của nhạc sĩ Lê Quang.

https://www.youtube.com/watch?v=1W5agiFpz1I

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận như thế nào sau khi nghe bài hát Dòng máu lạc hồng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, hát theo lời ca, giai điệu bài hát Dòng máu lạc hồng và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:

+ Bài hát Dòng máu lạc hồng là bài hát hào hùng, mang một tinh thần đoàn kết, sức mạnh vô định của dân tộc...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Chúng ta vừa được nghe một bài hát hào hùng, mang đậm tinh thần hào hùng của con người Việt Nam. Để tiếp nối tinh thần đó, chúng ta hãy cùng nhau học hát bài Nổi trống lên các bạn ơi! và nghe nhạc bài Đất nước lời ru nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát bài Nổi trống lên các bạn ơi!

(Khoảng 32 – 33 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Nổi trống lên các bạn ơi!; biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

b. Nội dung:

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: HS hát đươc cả bài Nổi trống lên các bạn ơi! kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

https://www.youtube.com/watch?v=JqxPn2zlolc

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4...

·      Câu 1: Xưa mẹ ... trăm con.

·      Câu 2: Năm mươi ... lên non.

·      Câu 3: Nay triệu ... nước non.

·      Câu 4: là hoa ... một nhà!

® Đoạn 1.

·      Câu 5: Nổi trống ... năm xưa.

·      Câu 6: Cùng vỗ … đong đưa.

·      Câu 7: Hoà tiếng ... ngân vang.

·      Câu 8: Trong tình thương ... Việt Nam!

® Đoạn 2.

·      Câu 9: Tung tung ... tung tung!

® Phần kết.

GV lưu ý HS những tiếng hát có luyến và những tiếng hát ngân dài.

GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng; thể hiện sắc thái sôi nổi, hào hứng.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Nổi trống lên các bạn ơi!

- HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp.

- GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay.

1. Hát bài Nổi trống lên các bạn ơi!

- Tác giả: Phạm Tuyên

Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Như có Bác trong ngày đại thắngChiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh…

- Bài hát:

Từ truyền thuyết về mẹ Âu Cơ đẻ ra trăm trứng, tất cả các dân tộc Việt Nam đều cùng chung một cội nguồn, bài hát Nổi trống lên các bạn ơi! nêu cao tình đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, tất cả cùng chung sức chung lòng bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

+ Bài hát có cấu trúc 4 phần:

·      Mở đầu (dạo nhạc): gồm 4 nhịp.

·      Đoạn 1: 10 nhịp (từ Xưa mẹ Âu Cơ đến là con một nhà!).

·      Đoạn 2: 16 nhịp (từ Nổi trống lên! đến của mẹ Việt Nam!).

·      Phần kết: 4 nhịp, lần thứ hai là 3 nhịp (từ Tung tung đến hết bài).

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 7: cội nguồn - Tiết 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 7: cội nguồn - Tiết 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận