Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 5: mùa xuân - Tiết 1

Giáo án Âm nhạc 7 Cánh diều Chủ đề 5: mùa xuân - Tiết 1 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

Tiết 1:

HÁT BÀI MÙA XUÂN.

DẤU NHẮC LẠI, KHUNG THAY ĐỔI, DẤU QUAY LẠI

TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ:

SỬ DỤNG DẤU NHẮC LẠI VÀ KHUNG THAY ĐỔI ĐỂ CHÉP NHẠC

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Mùa xuân; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

-       Nhận biết, giải thích, thể hiện được các kí hiệu: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại; ghi chép được bản nhạc đơn giản.

-       Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm và khám phá: Sử dụng dấu nhắc lại và khung thay đổi để chép nhạc.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Tìm hiểu bài hát Mùa xuân,

·      Giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động âm nhạc tập thể; biết suy nghĩ, quan tâm đến thái độ, tình cảm của người khác, biết sống hòa hợp với bạn bè.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo, chủ động trong hoạt động học tập âm nhạc; Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ năng mới, phát triển hứng thú âm nhạc, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Thể hiện âm nhạc: Biết hát một mình và hát cùng bạn bè, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát Mùa xuân.

·      Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài hát Mùa xuân, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc của bài hát, biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác, nhận biết được câu, đoạn trong bài hát;Nhận biết, giải thích được các kí hiệu để tăng trường độ nốt nhạc: dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại.

3. Phẩm chất

-       Có ý thức về nhiệm vụ học tập; luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên

-       SGK Âm nhạc 7, SGV Âm nhạc 7, Giáo án.

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ thể hiện giai điệu (recorder...), nhạc cụ thể hiện hòa âm (kèn phím...)

-       File audio (hoặc video) nhạc đệm và bài mẫu hát Mùa xuân.

-       Một số ví dụ minh họa nội dung: Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu quay lại.

b. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.

b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe 1-2 bài hát về chủ đề Mùa xuân; HS lắng nghe giai điệu, lời ca, hát theo bài hát và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS trình bày cảm nhận của bản thân sau khi nghe bài hát về chủ đề Mùa xuân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS lắng nghe bài hát Như hoa mùa xuân (Châu Đăng Khoa)

https://www.youtube.com/watch?v=sYBcdCrl2gc

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận như thế nào sau khi nghe bài hát Như hoa mùa xuân (Châu Đăng Khoa)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, hát theo lời ca, giai điệu bài hát Như hoa mùa xuân (Châu Đăng Khoa) và nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày cảm nhận trước lớp:

+ Bài hát “Như hoa mùa xuân” của nhạc sĩ Châu Đăng Khoa là một bài hát quen thuộc đối với người nghe nhạc mỗi dịp tết đến xuân về. Ca khúc như muốn khơi dậy nguồn cảm xúc dâng trào, mang đến sức sống của mùa xuân khiến bất kì ai nghe cũng cảm thấy háo hức và rạo rực niềm vui trong lòng. Như hoa mùa xuân có lời ca tươi sáng, nhịp điệu rộn ràng và vui tươi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mùa xuân cũng là mùa thi sắc của những loài hoa, trên khắp núi rừng xa xôi, nơi biên giới hải đảo, nơi núi non Tây Bắc hay Đông Bắc thì những cánh rừng mơ, rừng đào vẫn khoe sắc một cách rực rỡ. Chúng tạo thành một không khí mùa xuân vô cùng tươi đẹp, quyến rũ đắm say lòng người. Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu mùa xuân tươi đẹp ấy qua bài hát Mùa xuân này nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hát bài Mùa xuân

(Khoảng 24 – 25 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Mùa xuân.

- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Mùa xuân; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

b. Nội dung:

- GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Mùa xuân.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: HS hát đươc cả bài Mùa xuân kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Mùa xuân.

- GV cho HS nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

https://www.youtube.com/watch?v=EeDeIUy8mdQ

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng hát.

- GV dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”:

+ Câu hát 1 nối với câu hát 2.

+ Câu hát 3 nối với câu hát 4:...

·      Câu 1: Chồi non ... đẹp lắm,

·      Câu 2: Tiếng chim ... tới trường.

·      Câu 3: Giọng hát ... vạt nắng,

·      Câu 4: gió lao xao ... tung tăng.

·      Câu 5: Trường em ... tới đây

·      Câu 6: và chúng em ... học hành.

·      Câu 7: Mùa xuân ... mơ ước xanh,

·      Câu 8: cùng chúng em ... rạng ngời.

- GV lưu ý HS những câu hát có giai điệu giống nhau (câu 1 và câu 3; câu 2 và câu 4; câu 5 và câu 7, câu 6 và câu 8).

- GV hướng dẫn HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp; thể hiện sắc thái vui tươi, rộn ràng.

 - GV yêu cầu HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung bài hát Mùa xuân.

- HS khởi động giọng, HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”.

- HS hát cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp theo hướng dẫn của GV.

- HS luyện tập hát bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp hát, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng hoặc đánh nhịp.

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày bài hát trước lớp.

- GV mời đại diện cá nhân xung phong trình bày bài hát trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, giúp HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).

- GV khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực, hát hay.

1: Hát bài Mùa xuân

- Tác giả:

+ Nhạc: Antonio Vivaldi.

+ Lời Việt: Lại Thị Phương Thảo & Nguyễn Mai Anh.

- Bài hát:

Concerto Mùa xuân viết cho violin và dàn nhạc là bản thứ nhất trong bộ bốn concerto Bốn mùa của nhà soạn nhạc người Ý Antonio Vivaldi (1678 – 1741).

Bài hát Mùa xuân được hai nhạc sĩ Lại Thị Phương Thảo và Nguyễn Mai Anh soạn lời ca bằng tiếng Việt phỏng theo trích đoạn giai điệu bản concerto Mùa xuân (Spring).

+ Nội dung bài hát thể hiện niềm hân hoan và những mong ước về tương lai tươi sáng của các em học sinh vùng cao khi đến trường học tập cùng bạn bè, thầy cô trong cảnh sắc mùa x

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 cánh diều, soạn mới giáo án âm nhạc 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 cánh diều Chủ đề 5: mùa xuân - Tiết 1
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 CD Chủ đề 5: mùa xuân - Tiết 1 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận