Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Tải giáo án Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHƯƠNG 1. PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH

BÀI 1. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải phương trình tích.
  • Nhận biết được phương trình chứa ẩn ở mẫu và cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Giải được các phương trình tích và phương trình chứa ấn ở mẫu cơ bản.
  • Vận dụng dạng phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn để giải các bài toán thực tế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học; mô hình hóa toán học; giải quyết vấn đề toán học.

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để tìm được cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với phương trình tích và phương trình chứa ẩn ở mẫu.
  • Giải quyết vấn đề toán học: giải được phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu; sử dụng các cách giải phương trình tích và phương trình chứa ẩn trong các bài toán thực tế.
  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực thực hiện nhiệm vụ khám phá, thực hành, vận dụng.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT (ghi đề bài cho các hoạt động trên lớp), các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học,....

2 - HS:

- SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào bài học mới thông qua phương trình về độ độ cao của quả bóng sau khi được đánh giây.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe các câu hỏi của GV để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời, nhận định của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu câu hỏi củng cố, cho HS suy nghĩ và trả lời.

Độ cao  (mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh  giây được cho bởi công thức . Có thể tính được thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất không?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu theo dẫn dắt của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện một số thành viên nhóm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài học mới: “Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn; phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn; giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Chúng ta đã được học về phương trình bậc nhất một ẩn. Có nhiều loại phương trình khác mà để giải chúng, ta có thể quy về việc giải phương trình bậc nhất một ẩn. Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu”.

 PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phương trình tích

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được dạng tổng quát của phương trình tích và cách giải của phương trình tích.

- HS giải được phương trình tích dạng cơ bản.

- Vận dụng cách giải phương trình tích để thực hiện các bài toán có liên quan.

  1. b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP1, 2; Thực hành 1, 2 và các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được, nhận biết được đạng tổng quát của phương trình tích; nắm được cách giải của phương trình tích.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV triển khai phần HĐKP1 và cho HS thực hiện cá nhân yêu cầu bài toán.

+ GV gợi ý: Cần thay các giá trị của vào phương trình (1) để xét xem các giá trị đó có thỏa mãn phương trình hay không.

 GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện ý a).

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời cho ý b).

 

 

 

 

- GV nhận xét và dẫn dắt: “Phương trình (1) được gọi là Phương trình tích. Để giải phương trình (1), ta giải hai phương trình bậc nhất  và  rồi lấy các nghiệm của hai phương trình này”.

 GV trình chiếu phần khung kiến thức trọng tâm cho HS quan sát, ghi vào vào vở cá nhân.

 

- HS thực hiện đọc – và thực hiện lại Ví dụ 1 vào vở cá nhân.

- GV nhận định: “Trong nhiều trường hợp, để giải một phương trình, ta biến đổi để đưa phương trình đó về dạng phương trình tích”.

- GV gợi ý cho HS thực hiện Ví dụ 2

+ ý a) Ở vế trái của phương trình, ta thấy nhân tử chung là , sử dụng phương pháp đặt phân tử chung để đưa về dạng phương trình tích.

 Từ đó giải phương trình.

+ ý b) Ở vế trái, ta thấy đây là hằng đẳng thức ; Khai triển hằng đẳng thức để trở thành phương trình tích.

 Từ đó giải phương trình.

- GV cho HS thực hiện cá nhân phần Thực hành 1 trong 5-7 phút.

+ Sau thời gian đó, GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện bài giải.

+ GV nhận xét và chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV gợi ý cho HS thực hiện Thực hành 2

+ ý a) Đặt nhân tử chung là  để đưa phương trình về dạng phương trình tích.

 Sau đó giải phương trình.

+ ý b) Đặt nhân tử chung của  là   để xuất hiện . Sau đó tiếp tục đặt nhân tử chung là  để đưa về dạng phương trình tích.

 Sau đó thực hiện giải phương trình.

+ GV mời 2 HS lên bảng thực hiện.

 

 

 

- GV cho HS thảo luận nhóm với bạn cùng bàn để suy nghĩ và thực hiện Vận dụng 1

+ Sau thời gian thảo luận, GV mời ngẫu nhiên một số HS trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm

+ Các dạng biểu đồ thống kê.

+ Lựa chọn và biểu diễn dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp.

1. Phương trình tích

HĐKP1

a) Thay  vào phương trình (1), ta có:

 (luôn đúng)

Thay  vào phương trình (1), ta có:

 (luôn đúng)

Vậy các giá trị  là nghiệm của phương trình.

b) Nếu số  khác  và khác  thì  không phải là nghiệm của phương trình (1). Vì:

Lấy số  sao cho .

Nên

 

 

 

 

Kết luận

Muốn giải phương trình  ta giải hai phương trình  và , rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng.

Ví dụ 1: SGK – tr.6

Hướng dẫn giải: SGK – tr.6

 

 

 

 

Ví dụ 2: SGK – tr.7

Hướng dẫn giải: SGK – t.7

 

 

 

 

 

 

 

Thực hành 1

a)

 hoặc

 hoặc

Vậy phường trình có nghiệm là  và

b)

 hoặc

 hoặc

Vậy phương trình có nghiệm là  và

Thực hành 2

a)

 

 hoặc

 hoặc

Vậy nghiệm của phương trình là  và

b)

 

 

 hoặc

 hoặc

Vậy nghiệm của phương trình là  và

Vận dụng 1

Có thể tính được.

Thời điểm mà qua bóng chạm đất tức là khi . Ta có phương trình:

 

Giải phương trình này ta được:  hoặc

Vậy thời gian bay của quả bóng từ khi đánh đến lúc chạm đất là 4 giây.

 

 

Hoạt động 2: Phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

  1. a) Mục tiêu:

- Nhận biết được dạng của phương trình chứa ẩn ở mẫu.

- Hiểu và biết cách tìm điều kiện xác định, và cách giải của phương trình chứa ẩn ở mẫu.

- Vận dụng cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu vào các bài toán.

  1. b) Nội dung:

- HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện HĐKP2, 3; Thực hành 4; Vận dụng 2 và các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi, HS nắm được cách tìm điều kiện xác định và cách giải của phường trình chứa ẩn ở mẫu.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 

- GV triển khai HĐKP2 cho HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện các yêu cầu.

+ ý a) HS thực hiện chuyển  từ vế trái sang phải.

+ ý b) c) HS thực hiện, và GV yêu cầu 2 HS đứng tại chỗ trình bày đáp án và giải thích cách thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- Từ kết quả của HĐKP2 GV nêu nhận xét và dẫn dắt: “Những phương trình như phương trình (1) được gọi là phương trình chứa ẩn ở mẫu; Điều kiện xác định của phân thức là . Nên ta nói  là điều kiện xác định của phương trình”.

- GV trình chiếu Ghi nhớ trong khung kiến thức trọng tâm để HS ghi bài.

 

 

 

- GV mời 1 HS đọc phần nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện tìm điều kiện xác định cho các phân thức trong Ví dụ 3.

- GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện hai phần a) và b) của Thực hành 3.

+ HS dưới lớp quan sát, nêu nhận xét.

+ GV chốt đáp án.

 

- GV cho HS quan sát HĐKP3 và thực hiện cá nhân yêu cầu của HĐ.

+ ý a) GV mời 1 HS phát biểu đáp án.

+ ý b) GV ghi bảng, cho HS các câu giải thích của mỗi phép biến đổi để HS ghép vào các bước:

Thực hiện quy đồng phân thức vế phải 

• Thực hiện quy đồng hai phân thức với mẫu thức chung là .

Thực hiện khử mẫu thức, giải tử thức.

Giải được nghiệm.

+ ý c) HS tự nêu nhận xét.

 

 

- Từ kết quả của HĐKP3, GV trình chiếu các bước giải một phương trình phân thức theo khung kiến thức trọng tâm.

 

 

 

 

 

- GV cho HS quan sát và thực hiện tìm hiểu cách giải của Ví dụ 4

+ Sau đó GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện lại cách giải và giải thích các bước làm.

- GV cho HS thực hiện cá nhân Thực hành 4

+ GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện bài toán

+ HS dưới lớp quan sát và nhẫn ét bài của bạn.

+ GV chốt đáp án.

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện Vận dụng 2

+ Nếu gọi tốc độ lượt đi của ô tô là  thì tốc độ lúc về của ô tô là bao nhiêu?

+ Nêu mối quan hệ của 3 đại lượng: Tốc độ, thời gian, quãng đường trong bài toán chuyển động?

+ Sử dụng công thức  để tính thời gian lúc đi và lúc về của ô tô.

+ Dựa vào đề bài để suy ra phương trình cần tìm.

+ Giải phương trình và kết luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ, hoàn thành vở.

- HĐ cặp đôi, nhóm: các thành viên trao đổi, đóng góp ý kiến và thống nhất đáp án.

Cả lớp chú ý thực hiện các yêu cầu của GV, chú ý bài làm các bạn và nhận xét.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời trình bày miệng/ trình bày bảng, cả lớp nhận xét, GV đánh giá, dẫn dắt, chốt lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm

+ cách tìm điều kiện xác định và cách giải của phường trình chứa ẩn ở mẫu.

2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

HĐKP2

a) Thực hiện chuyển vế, ta được:

b) Thay  vào phương trình (2) ta có:

 (luôn đúng)

Vậy  là nghiệm của phương trình (2).

c) Xét phân thức  trong phương trình (1)

Điều kiện để phân thức  xác định là , tức là .

* Thử lại: Thay  vào phương trình (1) ta có:

  Vì  không xác định nên  không là nghiệm của phương trình (1).

 

 

Ghi nhớ

Đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu, điều kiện của ẩn sao cho các phân thức chứa trong phương trình đều xác định gọi là điều kiện xác định của phương trình.

Nhận xét

a) Để tìm điều kiện xác định của phương trình chứa ẩn ở mẫu, ta đặt điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu thức chứa trong phương trình đều khác 0.

b) Những giá trị của ẩn không thỏa mãn điều kiện xác định thì không là nghiệm của phương trình.

Ví dụ 3: SGK – tr.8

Hướng dẫn giải: SGK – tr.8

Thực hành 3.

a)

Điều kiện xác định:  và

Hay  và

HĐKP3

a) Điều kiện xác định:  và hay  và .

b) Thực hiện quy đồng phân thức vế phải  ta được:

 

Thực hiện quy đồng hai phân thức với mẫu thức chung là  ta được:

 

Thực hiện khử mẫu thức, giải tử thức ta có:

 

Giải được nghiệm:

c)  là nghiệm của phương trình đã cho.

Cách giải phương trình phân thức:

Bước 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình.

Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình, rồi khử mẫu.

Bước 3. Giải phương trình vừa nhận được.

Bước 4. Xét mỗi giá trị tìm được ở Bước 3, giá trị nào thỏa mãn điều kiện xác định thì đó là nghiệm của phương trình đã cho.

Ví dụ 4: SGK – tr. 9

Hướng dẫn giải: SGK – tr.9

 

 

Thực hành 4.

a) ; ĐKXĐ:  hay .

 

 

 (Thỏa mãn điều kiện xác định)

Vậy  là nghiệm của phương trình.

Vận dụng 2

Gọi tốc độ của ô tô lúc đi là  (km/h)

Tốc độ lúc về của ô tô là:  (km/h)

Thời gian lúc đi của ô tô là:  (giờ)

Thời gian lúc về của ô tô là:  (giờ)

Vì tổng thời gian về và đi là 4 giờ 24 phút bằng  giờ nên ta có phương trình:

 

Giải phương trình ta được:  (thỏa mãn điều kiện)

Vậy tốc độ lượt đi của ô tô là  km/h.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học thông qua một số bài tập.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm bài tập 1 ; 2b, c, d ; 3a, c, d (SGK – tr.9), HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về 1 ; 2 ; 3 (SGK – tr.9).
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Nghiệm của phương trình  là:

  1. B. C.                        D.

Câu 2. Giải phương trình  là:

  1. B. C.                          D.

Câu 3. Nghiệm của phương trình  là:

  1. B. C.  và          D.

Câu 4. Một đội xe theo kế hoạch chở hết 140 tấn hàng trong một số ngày qui định. Do mỗi ngày đội đó chở vượt mức 5 tấn nên đội đó hoàn thành kế hoạch sớm hơn thời gian qui định 1 ngày và chở thêm được 10 tấn. Hỏi theo kế hoạch đội xe chở hàng hết bao nhiêu ngày?

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn. Tải giáo án word Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn, tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Toán 9 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án chương trình lớp 9 mới. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận