Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có xem trước

Tải giáo án Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1: THƠ VÀ THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

…………………………..

Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Xác định và phân tích được một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát như: số dòng, số chữ, vần và nhịp trong một khổ thơ. Thấy được sự khác biệt giữa thơ song thất lục bát với thơ lục bát. Vận dụng được hiểu biết về lịch sử văn học để đọc hiểu văn bản.

  • Có một số hiểu biết ban đầu về chữ viết tiếng Việt (chữ Nôm và chữ Quốc ngữ) để vận dụng vào thực tế. Nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn.

  • Viết được bài nghị luận phân tích một tác phẩm thơ.

  • Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như: lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hoặc không liên quan đến luận điểm.

  • Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, trân trọng tình bạn, khát vọng hạnh phúc và tình cảm gia đình.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về kiến thức ngữ văn của thể song thất lục bát, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại song thất lục bát, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến thể loại song thất lục bát, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát. 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về thể thơ Song thất lục bát và lục bát?

+ Trình bày cách gieo vần, ngắt nhịp của thể thơ này?

  • Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về sự ra đời và phát triển của chữ Nôm và chữ Quốc ngữ?

+ Ưu nhược điểm của hai loại ngôn ngữ này?

  • Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung

  2. Một số yếu tố thi luật của thể thơ song thất lục bát.

  • Khái niệm

Song thất lục bát là thể thơ kết hợp giữa thơ thất ngôn và thơ lục bát; mỗi khổ gồm có bốn dòng thơ; một cặp thất ngôn và một cặp lục bát, tạo thành một kết cấu trọn vẹn về ý cũng như về âm thanh, nhạc điệu.

  • Gieo vần

Mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng: câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.

  • Ngắt nhịp

Các câu bảy có thể ngắt nhịp ¾ hoặc 3/2/2 hai câu sáu – tám ngắt theo thể lục bát.

Ví dụ:

Ai chẳng biết/ chán đời phải

                 T              B        T

Sao vội vàng/ đã mải lên tiên

               B            T           B

Rượu ngon/ không có bạn hiền

           B                   T         B       

 

Không mua không phải/ không tiền không mua

          B                 T                  B               B

Câu thơ nghĩ/ đắn đo không viết

                T            B              T

Viết đưa ai/ ai biết mà đưa.

              B         T          B

  • Thể song thất lục bát là sự kết hợp giữa câu thơ song thất kể lại sự việc và câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày. Tác phẩm viết theo thể thơ này thường chỉ có một nhân vật trữ tình trong khung cảnh thời gian và không gian hạn hẹp. 

  • Thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. Đây là thể thơ kết hợp được nhiều phẩm chất thẩm mỹ của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu trong đó nỏi bật ở âm điệu buồn thương triền miên phù hợp để ngâm ngợi.

    1. Thể lục bát

Thể thơ lục bát với sự tiếp nối liên tục của câu lục và câu bát ngoài việc tạo nên những bài thơ vừa và ngắn, còn có khả năng kể những câu chuyện dài, bao quát một khoảng thời gian và không gian rộng lớn với nhiều sự kiện, nhân vật (Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên). 

  1. Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

  2. Chữ Nôm

  • Do bị phong kiến Trung Hoa đô hộ ngay từ trước Công Nguyên suốt hàng ngàn năm Việt Nam phải dùng chữ Hán là chữ viết chính thức. 

  • Do quá trình đấu tranh giành độc lập mà chữ Nôm đã ra đời. Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt.

  •  Chữ Nôm manh nha ở Việt Nam vào khoảng thế kỉ VIII đến thế kỉ IX hình thành và hoàn thiện trong khoảng thế kỉ X đến XII. 

+ Về cấu tạo chữ Nôm gồm một số chữ mượn y nguyên chữ Hán nhưng phần lớn do người Việt tạo nên trên cơ sở chữ Hán.

+ Chữ Nôm còn có nhiều hạn chế nhưng được coi là thành tựu quan trọng về ngôn ngữ văn hóa, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc. Được dùng làm công cụ để ghi lại các tác phẩm nổi tiếng của văn học cổ Việt Nam như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông) và Hội Tao Đàn), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương…. Chữ Nôm đóng góp quan trọng trong việc xây dựng phát triển nền văn học dân tộc.

  1. Chữ Quốc ngữ

  • Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam. Chế tác từ thế kỉ XVII trên hệ chữ cái Latin. 

  • Chữ Quốc ngữ được tu chỉnh qua nhiều giai đoạn, được người Việt tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để đạt đến độ hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay.

  • Chữ Quốc ngữ còn một số hạn chế như: 

+ Dùng nhiều chữ cái khác nhau để biểu thị một âm.

+ Dùng một chữ cái để biểu thị nhiều âm khác nhau.

+ Dùng nhiều dấu phụ  hoặc ghép nhiều chữ cái để biểu thị một âm.

  • Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng về cơ bản chữ Quốc ngữ có nhiều ưu điểm mà ưu điểm nổi bật chính là đơn giản dễ học. 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: SÔNG NÚI NƯỚC NAM

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  •  Nhận biết được thể thơ cũng như đặc điểm gieo vần, nhịp, kết cấu của bài thơ.

  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

  • Nâng cao tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối những vấn đề của cộng đồng.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sông núi nước Nam.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Sông núi nước Nam.

  • Năng lực phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

  • Củng cố tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về nhà thơ, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có. Tải giáo án word Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có, tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Ngữ văn 9 cánh diều bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án chương trình lớp 9 mới. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận