Danh mục bài soạn

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Tải giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

Môn: Ngữ văn 9 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

  • Nêu được nội dung bao quát của văn bản: bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

  • Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.

  • Nhận biết được điển tích, điển cố và phân tích được tác dụng của chúng: nhận biết được sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn.

  • Viết được vài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục.

  • Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời sự.

  • Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử, yêu quý trân trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

 

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Chuyện người con gái Nam Xương. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một câu chuyện có yếu tố kì ảo.

  • HS cảm nhận được niềm yêu thương, sự trân trọng đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.

  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

  • Năng lực phân tích, cảm nhận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

  • Trân trọng và đồng cảm với số phận của những người phụ nữ trong xã hội cũ.

II.  THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án.

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm.

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  3. KHỞI ĐỘNG

  4.  Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Chuyện người con gái Nam Xương.

  5. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS.

  6.  Sản phẩm: Câu trả lời của HS và đáp án về chia sẻ cá nhân.

  7. Tổ chức thực hiện.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Em biết gì về vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến? Trong các tác phẩm viết về người phụ nữ em ấn tượng sâu sắc nhất với tác phẩm nào? Hãy chia sẻ ấn tượng của em về tác phẩm đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV gợi ý: Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến vô cùng thấp bé và đáng thương. Họ chỉ được xem là một công cụ, là một món đồ trao đổi qua lại. Không tiếng nói, không địa vị và nhiều khi còn chẳng có quyền giống như “con người”. 

  • Trong số các tác phẩm đã học viết về người phụ nữ em ấn tượng nhất với tác phẩm Tự tình của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bà đã khắc họa số phận của người phụ nữ Việt Nam bằng một giọng điệu vừa châm biếm, vừa chua chát lại xen lẫn sự đau xót.

  • GV dẫn dắt vào bài: Viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến có rất nhiều tác giả với nhiều góc nhìn cũng như cách tiếp cận khác nhau. Điểm giao nhau giữa các tác phẩm đó chính là số phận hẩm hiu, nỗi buồn man mác của những con người thấp cổ bé họng, bị coi như những công cụ, những món đồ trao đổi ngược xuôi và kết cục buồn thảm của cảnh đời bất hạnh. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm, một số phận của người phụ nữ phong kiến dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Dữ, Tiết 1 – Văn bản 1 – Chuyện người con gái Nam Xương.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức ngữ văn 

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm truyện truyền kì, điển tích, điển cố.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện truyền kì, điển tích, điển cố.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến thể loại. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • HS dựa vào nội dung đã chuẩn bị ở nhà và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày hiểu biết của em về truyện truyền kì?

+ Trình bày khái niệm về điển tích điển cố?  

+ Nêu sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn?

  • Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một số HS lên trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tri thức ngữ văn

  2. Truyện truyền kì

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, phát triển mạnh mẽ từ thời trung đại, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.  Truyện truyền kì thuộc bộ phận văn học viết. Trong quá trình sáng tác tác giả sử dụng nhiều yếu tố của văn học dân gian. 

- Trong mỗi truyện truyền kì yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua những chi tiết kì ảo người đọc có thể nhận thất những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

- Cốt truyện

Truyện truyền kì có khi mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử lưu truyền rộng rãi trong nhân dân; có khi mượn từ truyện truyền kì Trung Quốc. Cốt truyện của truyện truyền kì được tổ chức chủ yếu dựa trên chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính có quan hệ nhân quả.

- Nhân vật

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì khá đa dạng, phong phú, trong đó nổi bật nhất là ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái. Các nhân vật thường có những nét kì lạ, biểu hiện ở nguồn gốc ra đời, ngoại hình hay năng lực siêu nhiên. 

- Không gian và thời gian

+ Không gian trong truyện truyền kì thường có sự pha trộn giữa cõi trần, cõi tiên, cõi âm; các hình thức không gian này không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau. Thời gian cũng có sự kết hợp chặt chẽ giữa thời gian thực và thời gian kì ảo. 

+ Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị hiện thực của truyện truyền kì.

+ Thời gian kì ảo thường được sử dụng khi nói về cõi tiên, cõi âm – nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn.

- Ngôn ngữ

Truyện truyền kì sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

  1. Điển tích, điển cố

- Điển tích là câu chuyện trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong văn bản của các tác giả đời sau.

- Điển cố là sự việc hay câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại trong văn bản của các tác giả đời sau.

- Những tích truyện, kinh sách, từ ngữ, lời thơ… khi đã thành điển tích điển cố đều được xem là mẫu mực, giàu ý nghĩa, cho nên các tác giả thường sử dụng để gia tăng tính hàm súc, uyên bác, gợi liên tưởng phong phú cho người đọc. 

+ Điển tích điển cố có quá trình hình thành lâu dài, gắn với văn hóa, văn học của thời xa xưa. Để hiểu được ý nghĩa của điển tích điển cố trong tác phẩm người đọc cần tìm hiểu qua chú giải hoặc tra cứu tài liệu liên quan.

 

Hoạt động 2: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại và văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Dữ và văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?

+ Nhóm 2: Xác định bố cục của văn bản?

+ Nhóm 3: Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề  của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương?

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

  1. Đọc văn bản

  2. Tác giả

  3. Tiểu sử

  • Tên: Nguyễn Dữ. 

  • Năm sinh – năm mất: Chưa rõ.

- Quê quán: Hải Dương.

- Cuộc đời:

+ Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI từng là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thời kì này chế độ nhà Hậu Lê đã lâm vào khủng hoảng các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc triền miên.

+ Ông học rộng, tài cao, làm quan một năm rồi sống ẩn dật ở vùng núi rừng Thanh Hóa.

  1. Tác phẩm tiêu biểu

+ Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ viết bằng chữ Hán được đánh giá là “Thiên cổ kì bút”.

  1. Tác phẩm 

  2. Xuất xứ tác phẩm

- Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyện kì mạn lục.

b. Bố cục

Gồm có 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “cha mẹ đẻ mình”: Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “trót đã qua rồi”: Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.

+ Phần 3: Còn lại: Vũ Nương được giải oan.

c. Tóm tắt cốt truyện và xác định chủ đề tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Tóm tắt cốt truyện

Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp nên Trương Sinh đem lòng yêu mến bảo mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, ăn ở đúng mực. Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình. Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Những tưởng hạnh phúc sẽ đến với nàng nhưng ngày nàng mong đợi là ngày nàng phải chịu một nỗi oan khó rửa sạch. Khi bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người cha khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Vũ Nương uất ức tự tử ở bến Hoàng Giang được Linh Phi - vợ vua Nam Hải cứu sống và đưa về ở trong động rùa. Ở nhà, đêm tối bóng Trương Sinh in trên vách thấy con gọi cha Trương Sinh mới vỡ lẽ ra nỗi oan của vợ thì quá muộn. Ở dưới thủy cung, Vũ Nương luôn hướng về gia đình nhờ sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang (người cùng làng). Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan ở bến Hoàng Giang. Nàng trở về vô cùng lộng lẫy, cảm tạ Trương Sinh rồi biến mất.

Chủ đề tác phẩm: thể hiện niềm xót xa thương cảm đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như tấm lòng nâng niu, trân trọng đối với những phẩm chất đẹp đẽ của họ. Lên án chế độ phong kiến đầy rẫy bất công.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản. Tải giáo án word Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản, tải giáo án chương trình lớp 9 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án chương trình lớp 9 mới. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận