Danh mục bài soạn

PHẦN  ĐẠI SỐ

Chương I: Số hữu tỉ - số thực

Chương II: Hàm số và đô thị

PHẦN HÌNH HỌC

Chương I: Đường thằng vuông góc, đường thẳng song song

Chương II: Tam giác

Giải toán vnen 7 tập 1: Bài tập 1 trang 93

 

C. Hoạt động luyện tập

a) Quan sát hình 25.

- Biết cả a và b cùng vuông góc với c. Hãy cho biết các cặp góc bằng nhau có trên hình đó.

- Nếu $\widehat{C_{1}}$ = $\widehat{D_{3}}$ và c $\perp$ a thì đường thẳng c có vuông góc với đường thẳng b hay không? Vì sao?

b) Xem hình 26, biết a // b và $\widehat{A}$ = 900, $\widehat{C}$ = 1300. Cho biết số đo góc B và D.

c) Xem hình 27, biết a $\perp$ c và b $\perp$ c, còn $\widehat{B_{4}}$ = 600. Cho biết số đo của góc $\widehat{A_{2}}$.

d) Quan sát hình 28a (biết AC và BD đều vuông góc với CD, $\widehat{A}$ = 450, $\widehat{B}$ = 600). Cho biết số đo góc của AEB.

e) Quan sát hình 28b (biết PQ vuông góc với PN và $\widehat{M}$ = 500, $\widehat{R}$ = 1200, $\widehat{Q}$ = 700).

- MN có song song với PQ không? Vì sao?

- MN có vuông góc với NP không? Vì sao?

f) Quan sát hình 28c. Biết a // b, $\widehat{A_{1}}$ = 380 và $\widehat{B_{1}}$ = 1320. Góc $\widehat{AOB}$ có số đo bằng bao nhiêu độ?

g) Hình 28d, có Ax // Cy. Nhìn hình đó bạn An cho rằng tổng số đo của các góc $\widehat{BAx}$ và $\widehat{BCy}$ bằng số đo của góc $\widehat{ABC}$. Theo em bạn An nói đúng hay sai? Tại sao?

h) Hình 28e mô phỏng các tuyến phố và một góc giữa hai phố trong số các phố đó. Người ta đo và biết được tổng của các góc $\alpha$, $\beta$, $\gamma$ bằng 3600.

 

Khi đó, bạn Bình cho rằng Ax // By. Theo em, bạn Bình nói đúng hay sai? Tại sao?

 

Cách làm cho bạn:

a)

- Các cặp góc bằng nhau trên hình 25 là $\widehat{C_{1}}$ = $\widehat{C_{3}}$ (đối đỉnh); $\widehat{D_{1}}$ = $\widehat{D_{3}}$ (đối đỉnh); $\widehat{C_{2}}$ = $\widehat{C_{4}}$ (đối đỉnh); $\widehat{D_{2}}$ = $\widehat{D_{4}}$ (đối đỉnh); $\widehat{C_{1}}$ = $\widehat{D_{1}}$ (đồng vị); $\widehat{C_{2}}$ = $\widehat{D_{2}}$ (đồng vị); $\widehat{C_{3}}$ = $\widehat{D_{3}}$ (đồng vị); $\widehat{C_{4}}$ = $\widehat{D_{4}}$ (đồng vị); $\widehat{C_{4}}$ = $\widehat{D_{2}}$ (so le trong); $\widehat{C_{3}}$ = $\widehat{D_{1}}$ (so le trong).

   - Nếu $\widehat{C_{1}}$ = $\widehat{D_{3}}$ thì a // b nên khi c $\perp$ a thì đường thẳng c có vuông góc với đường thẳng b.

b)

Vì a // b nên ta có: $\widehat{B}$ = $\widehat{A}$ = 900; $\widehat{C}$ = $\widehat{D}$ = 1300 (hai góc đồng vị).

c)

Ta có: a $\perp$ c và b $\perp$ c nên a // b.

Vì a // b nên $\widehat{A_{1}}$ = $\widehat{B_{4}}$ = 600 (hai góc so le trong).

Mà $\widehat{A_{2}}$ và $\widehat{A_{1}}$ lại là hai góc kề bù nên $\widehat{A_{2}}$ + $\widehat{A_{1}}$ = 1800 $\Rightarrow$ $\widehat{A_{2}}$ = 1800 - $\widehat{A_{1}}$ = 1800 – 600 = 1200.

d)

Kẻ đường thẳng x vuông góc với CD qua E và cắt CD tại điểm M.

Vì AC, BD và EM đều vuông góc với CD nên AC // BD // EM.

Ta có:  $\widehat{CAE}$ = $\widehat{E_{1}}$ (hai góc so le trong) nên $\widehat{E_{1}}$ = 450.

            $\widehat{DBE}$ = $\widehat{E_{2}}$ (hai góc so le trong) nên $\widehat{E_{2}}$ = 600.

Như vậy, $\widehat{AEB}$ = $\widehat{E_{1}}$ + $\widehat{E_{2}}$ = 450 + 600 = 1050.

e)

Qua điểm R ta kẻ đường thẳng vuông góc với NP, cắt NP tại điểm I.

Vì QP và RI cùng vuông góc với NP nên QP // RI. Từ đó suy ra $\widehat{R_{1}}$ = $\widehat{PQR}$ = 700 (so le trong).

Vì $\widehat{R}$ = $\widehat{R_{1}}$ + $\widehat{R_{2}}$ = 1200 $\Rightarrow$ $\widehat{R_{2}}$ = $\widehat{R}$ - $\widehat{R_{1}}$ =  1200  - 700 = 500.

Mà ta lại có $\widehat{R_{2}}$ = $\widehat{M}$ = 500 và hai góc ở vị trí so le trong nên suy ra MN // PQ.

Vì MN // PQ mà PQ lại vuông góc với NP nên ta cũng có MN vuông góc với NP.

f)

Kẻ đường thẳng x đi qua O và song song với a và b.

Ta có: $\widehat{A_{1}}$ = $\widehat{O_{1}}$ = 380 (hai góc so le trong)

           $\widehat{B_{1}}$ + $\widehat{B_{2}}$ = 1800 (hai góc kề bù) $\Rightarrow$ $\widehat{B_{2}}$ = 1800 - $\widehat{B_{1}}$ = 1800 – 1320 = 480.

Mà     $\widehat{B_{2}}$ = $\widehat{O_{2}}$ (hai góc so le trong) nên $\widehat{O_{2}}$ = 480

Vậy $\widehat{AOB}$ = $\widehat{O_{1}}$ + $\widehat{O_{2}}$ = 380 + 480 = 860.

g)

Qua B, kẻ đường thẳng z song song với x và y.

Ta dễ dàng nhận thấy $\widehat{BAx}$ = $\widehat{B_{1}}$ (hai góc so le trong) và $\widehat{BCy}$ = $\widehat{B_{2}}$ (hai góc so le trong).

Như vậy, ta có: $\widehat{ABC}$ = $\widehat{B_{1}}$ + $\widehat{B_{2}}$ = $\widehat{BAx}$ + $\widehat{BCy}$.

Vì vậy, bạn An nói đúng.

h)

Qua điểm C vẽ tia Cd song song với tia Ax (1)

$\Rightarrow$ $\widehat{A}$ + $\widehat{ACd}$ = 1800 (hai góc trong cùng phía)

Theo đề bài, ta có:

$\widehat{A}$ + $\widehat{B}$ + $\widehat{C}$ = 3600 $\Rightarrow$ $\widehat{A}$ + $\widehat{ACd}$ + $\widehat{BCd}$ + $\widehat{C}$ = 3600

Mà $\widehat{A}$ + $\widehat{ACd}$ = 180$\Rightarrow$ $\widehat{BCd}$ + $\widehat{C}$ = 1800

Mà hai góc này lại ở vị trí trong cùng phía $\Rightarrow$ Cd // By (2)

Từ (1) và (2) suy ra Ax // By.

Như vậy, bạn Bình nói đúng.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận