Danh mục bài soạn

Giải Khoa học 4 sách Cánh diều bài 7 Sự truyền ánh sáng

Hướng dẫn học môn Khoa học 4 sách mới cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 7 Sự truyền ánh sáng. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

MỞ ĐẦU

Câu hỏi. Quan sát hình 1 và cho biết vì sao có bóng cây?

cfsafse

Bài giải

Cây có bóng vì có ánh mặt trời chiếu vào cây. 

I. VẬT SÁNG VÀ VẬT ĐƯỢC CHIẾU SÁNG

Quan sát: Hãy cho biết vật sáng và vật được chiếu sáng trong hình dưới đây. 

fdfrdg

Bài giải

Vật sángMặt trờiĐom đómMặt trăngCác bóng đèn
Vật được chiếu sángCác vật thể trên trái đấtCây cối, lá và không gian xung quanh con đom đómKhông gian xung quanh mặt trăngVật dụng trong căn phòng

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi. Nêu ví dụ về vật sáng và vật được chiếu sáng

Bài giải

Ví dụ về vật sáng và vật được chiếu sáng:

- Vật sáng: chiếc đèn ô tô. Vật được chiếu sáng là làn đường, 2 hàng cây bên đường, các phương tiện phía trước xe.

- Vật sáng: ngọn lửa. Vật được chiếu sáng là không gian xung quanh ngọn lửa. 

II. SỰ TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG. VẬT CHO ÁNH SÁNG TRUYỀN QUA VÀ VẬT CẢN ÁNH SÁNG

Thí nghiệm thực hành: Tìm hiểu về đường truyền ánh sáng. 

*Chuẩn bị: Tấm bìa có khe hẹp, đèn pin

*Tiến hành: 

Đặt đèn pin và tấm bìa có khe hẹp trên bàn (hình 6).

gsefs

Câu hỏi

  • Hãy dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bìa nếu bật đèn pin. 
  • Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của em. 
  • Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí. 

Bài giải

Dự đoán về đường truyền của ánh sáng phía sau khe hẹp của tấm bìa nếu bật đèn pin: đường truyền ánh sáng là một đường thẳng. 

Nhận xét về đường truyền của ánh sáng trong không khí là một đuòng thẳng.

Tìm hiểu một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng

*Chuẩn bị: Đèn pin, tấm bìa, tắm kính trong, tám kinh mờ...

*Tiến hành:

Trao đổi với bạn về cách làm thí nghiệm để biết trong số các vật đã chuẩn bị thì vật nào là vật cho ánh sáng truyền qua và vật nào cản ánh sáng?

Làm thí nghiệm theo cách đã chọn. 

Ghi kết quả vào vở theo gợi ý sau: 

rrfr

Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra điều gì?

Bài giải

Thí nghiệm: Chiếu đèn pin qua từng vật gồm tấm bìa, tấm kính trong, tám kinh mờ rồi quan sát.

Vật cho ánh sáng truyền quaVật cản ánh sáng
Vật cho hầu hết ánh sáng truyền quaVật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua
Tấm kính trongTấm kính mờTấm bìa

Nhận xét: Một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Kể thêm một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật cản ánh sáng.

Bài giải

Vật cho ánh sáng truyền qua: Cốc nước làm bằng thủy tinh trong suốt, cửa sổ làm bằng kính trong suốt 

Vật cản ánh sáng: Khúc gỗ, quyển sách.

Câu hỏi 2. Quan sát các vật trong mỗi hình dưới đây, hãy nêu tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua. Vì sao các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được?

vsdfsdf

Bài giải

- Tên bộ phận của vật cho ánh sáng truyền qua trong các hình: 

(7) Đèn pin: Vỏ thủy tinh bóng đèn pin

(8) Đồng hồ: Mặt kính đồng hồ. 

(9) Ô tô: Mặt kính đèn ô tô.

- Các bộ phận đó phải làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được vì: Khi một vật nhận được ánh sáng từ vật khác thì vật đó cũng có thể hắt lại ánh sáng vào mắt ta. Mắt ta cũng có thể nhìn thấy vật đó. Khi vật làm bằng vật liệu mà ánh sáng truyền qua được thì mắt ta mới nhìn thấy vật còn không thì sẽ không nhìn thấy được vật.

Câu hỏi 3. Dựa vào các hình dưới đây và cho biết không khí xung quanh ta có cho ánh sáng truyền qua không?

vgdsgvd

Bài giải

Không khí xung quanh ta có cho ánh sáng truyền qua.

Câu hỏi 4. Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong? Khi cá bơi phía sau tảng đá, lúc này chúng ta có nhìn thấy cá nữa không? Vì sao?

Bài giải

Chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong vì ánh sáng có thể chiếu qua mặt nước đến con cá khi nước trong.

Khi cá bơi phía sau tảng đá, lúc này chúng ta không nhìn thấy cá nữa. Vì ánh sáng không chiếu xuyên qua tảng đá đến con cá được. 

III. SỰ TẠO THÀNH BÓNG CỦA VẬT

Thí nghiệm thực hành: Tìm hiểu sự tạo thành bóng của vật

*Chuẩn bị: Một đèn, một quyển sách, một cái kẹp sách, một tấm kính trong, một tấm bìa khổ A3.

*Tiến hành:

sdvgd

- Đặt quyển sách chắn giữa đèn và tắm bìa (hình 13).

Câu hỏi 1. Khi bật đèn sáng, em nhìn thây gi trên tâm bìa? Giải thích hiện tượng.

- Thay quyền sách bằng tấm kính trong. 

Câu hỏi 2. Kết quả quan sát trên tấm bìa có thay đổi gì? Giải thích hiện tượng.

Bài giải

Câu hỏi 1. Khi bật đèn sáng, em thấy bóng của cuốn sách in trên tấm bìa. 

Giải thích: Vì ánh sáng của đèn đã bị chắn bởi cuốn sách. Phần ánh sáng bị cuốn sách chắn sẽ không được nhìn thấy nên nó in hình cuốn sách. 

Câu hỏi 2. Khi thay quyển sách bằng tấm kính trong thì ta không còn nhìn thấy bóng của vật nào nữa. Vì lúc này ánh sáng đuọc truyền qua tấm kính và không bị chắn bởi vật nào.

Tìm hiểu sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi

Câu hỏi 1. Dự đoán bóng của vật sẽ thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp nêu trong bảng dưới đây?

dfg

*Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Câu hỏi 2. Rút ra kết luận về sự thay đổi bóng của vật khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi.

Bài giải

Câu hỏi 1:

Trường hợpDự đoán về bóng của vậtKết quả thí nghiệmKết luận
Di chuyển đèn lại gần quyển sáchBóng của quyển sách in trên tấm bìa sẽ lớn hơn.Giống với dự đoánVật càng gần nguồn sáng thì bóng phản chiếu của vật sẽ càng lớn
Di chuyển đèn ra xa quyển sáchBóng của quyển sách in trên tấm bìa sẽ nhỏ hơn.Giống với dự đoánVật càng xa nguồn sáng thì bóng phản chiếu của vật sẽ càng nhỏ
Di chuyển quyển sách lại gần đènBóng của quyển sách in trên tấm bìa sẽ lớn hơn.Giống với dự đoánVật càng gần nguồn sáng thì bóng phản chiếu của vật sẽ càng lớn
Di chuyển quyển sách ra xa đènBóng của quyển sách in trên tấm bìa sẽ nhỏ hơn.Giống với dự đoánVật càng xa nguồn sáng thì bóng phản chiếu của vật sẽ càng nhỏ

Câu hỏi 2:

Kết luận: Khi vị trí vật hoặc nguồn sáng thay đổi thì bóng của vật sẽ thay đổi. Vật và nguồn sáng càng gần nhau thì bóng của vật càng lớn, càng xa nhau thì bóng của vật càng nhỏ.

LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Câu hỏi 1. Bàn học của bạn Nam kê sát cửa sổ nên buổi chiều mùa hè thường bị nắng chiếu vào. Theo em, bạn Nam có thể làm cách nào để hạn chế ánh nắng chiếu vào?

Bài giải

Theo em, bạn Nam nên dùng những vật cản ánh sáng như rèm cửa để chắn ánh nắng chiếu vào.

Câu hỏi 2. Chơi trò chơi: “Tạo bóng”. Sử dụng tay để tạo bóng có hình dạng của các con vật (con chim, con thỏ,...) trên tường. Nhận xét về vị trí, hình dạng, kích thước của bóng khi thay đổi vị trí của tay.

Bài giải

Nhận xét: Khi thay đổi vị trí của tay: 

- Hình dạng của bóng không thay đổi.

- Kích thước của bóng có thay đổi: Khi tay ta càng đưa gần lại nguồn sáng (bóng điện, bóng đèn) thì kích thước các con vật mà tay ta tạo hình sẽ càng lớn.

- Vị trí của bóng không thay đổi (vẫn nằm nguyên trên tường)

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải khoa học 4 Cánh diều bản mẫu chủ đề 2 năng lượng bài 7 sự truyền ánh sáng, Giải chủ đề 2 năng lượng bài 7 sự truyền ánh sáng sách khoa học 4 CD bản mẫu
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải Khoa học 4 sách Cánh diều bài 7 Sự truyền ánh sáng . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học 4 cánh diều. Phần trình bày do Đình Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận