Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng của bộ sách khoa học 4 chân trời. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 2. NĂNG LƯỢNG

BÀI 8: NGUỒN SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

(30 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Nhờ có ánh sáng, chúng ta có thể

  1. Đốt cháy mọi vật

  2. Nhìn thấy mọi vật

  3. Đo kích thước mọi vật

  4. Xác định hướng đi

Câu 2: Ta nhìn thấy một vật khi

  1. Vật phát sáng

  2. Vật được chiếu sáng

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 3: Vật phát sáng là

  1. Vật phát ra ánh sáng

  2. Vật sinh ra từ ánh sáng

  3. Vật phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó

  4. Vật hấp thụ ánh sáng chiếu vào nó

Câu 4: Vật được chiếu sáng là

  1. Vật phát ra ánh sáng

  2. Vật sinh ra từ ánh sáng

  3. Vật phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó

  4. Vật hấp thụ ánh sáng chiếu vào nó

Câu 5: Đâu là vật phát sáng?

  1. Mặt Trời

  2. Bóng đèn

  3. Ngọn lửa của nến

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Đâu là vật được chiếu sáng?

  1. Ngọn đuốc

  2. Sách vở đặt dưới đèn học

  3. Đèn dầu

  4. Bóng đèn dây tóc

Câu 7: Ánh sáng truyền được qua những chất nào?

  1. Những chất mềm dẻo, đàn hồi: nhựa, cao su,…

  2. Những chất trong suốt: thuỷ tinh, nước trong, không khí sạch,…

  3. Những chất dẫn nhiệt: nước, các kim loại,…

  4. Những chất dẫn điện: đồng, nhôm, sắt, thép,…

Câu 8: Những vật cản ánh sáng là

  1. Vật không cho ánh sáng truyền qua

  2. Vật không hấp thụ ánh sáng

  3. Vật không sinh ra ánh sáng

  4. Vật hạn chế đường truyền của ánh sáng

Câu 9: Vật nào sau đây không có khả năng cản ánh sáng?

  1. Bức tường gạch

  2. Miếng gỗ

  3. Cửa kính trong suốt

  4. Tấm vải

Câu 10: Trong không khí, ánh sáng truyền đi theo đường nào?

  1. Đường chéo

  2. Đường xiên

  3. Đường cong

  4. Đường thẳng

Câu 11: Ánh sáng chiếu vào một vật cản ánh sáng sẽ tạo ra bóng ở đâu?

  1. Phía trước vật đó

  2. Phía sau vật đó

  3. Bên phải vật đó

  4. Bên trái vật đó

Câu 12: Loài động vật nào sau đây có khả năng phát ra ánh sáng?

  1. Đom đóm

  2. Châu chấu

  3. Dế mèn

  4. Bọ ngựa

Câu 13: Điền vào chỗ trống để hoàn thành nhận định sau

“Vật được chiếu sáng khi nhận được ánh sáng …”

  1. chiếu đến

  2. hấp thụ

  3. truyền qua

  4. phản chiếu

Câu 14: Những vật phát ra ánh sáng còn được gọi là gì?

  1. Điểm sáng

  2. Vùng sáng

  3. Khoảng sáng

  4. Nguồn sáng

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1: Vì sao khi đi trên đường, chúng ta có thể nhìn thấy nhà cửa, cây cối,… ở hai bên đường?

  1. Vì nhà cửa, cây cối,… phát ra ánh sáng

  2. Vì nhà cửa, cây cối,… phản chiếu ánh sáng Mặt Trời và truyền đến mắt chúng ta

  3. Vì nhà cửa, cây cối,… hấp thụ ánh sáng Mặt Trời khiến chúng ta nhìn thấy

  4. Vì nhà cửa, cây cối,… nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn nên chúng ta có thể nhìn thấy

Câu 2. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất, có liên hệ mật thiết với Trái Đất và cách Trái Đất khoảng 400 000 km. Vậy tại sao chúng ta lại nhìn thấy Mặt Trăng?

  1. Vì Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời

  2. Vì Mặt Trăng hấp thụ ánh sáng Mặt Trời

  3. Vì Mặt Trăng tự mình phát sáng

  4. Vì Mặt Trăng có bản chất là nguồn sáng

Câu 3: Nhận định sau là đúng hay sai?

“Tất cả các vật cùng chất liệu đều có khả năng cho ánh sáng truyền qua như nhau.”

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 4: Dãy nào gồm các vật cho hầu hết ánh sáng truyền qua? 

  1. Nhựa trong, tấm kính trong, không khí sạch

  2. Nhựa trong, nhựa màu, nước trong

  3. Túi bóng màu, nhựa màu, tấm kính mờ

  4. Túi bóng đen, không khí sạch, thuỷ tinh

Câu 5: Dãy nào gồm các vật chỉ cho một phần ánh sáng truyền qua? 

  1. Nhựa trong, tấm kính trong, không khí sạch

  2. Nhựa trong, nhựa màu, nước trong

  3. Túi bóng màu, nhựa màu, tấm kính mờ

  4. Túi bóng đen, không khí sạch, thuỷ tinh

Câu 6: Rèm cửa thường được dùng để làm gì? 

  1. Hấp thụ ánh sáng chiếu vào phòng

  2. Phản chiếu ánh sáng rọi vào phòng

  3. Truyền ánh sáng đi khắp phòng

  4. Cản trở, không cho ánh sáng chiếu vào phòng

Câu 7: Bóng của vật cản ánh sáng có đặc điểm gì?

  1. Ở phía sau vật

  2. Có hình dạng tương tự với vật

  3. Có thể lớn hoặc nhỏ hơn vật

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 8: Khi nào kích thước bóng của vật thay đổi?

  1. Khi vị trí của vật hoặc của nguồn sáng thay đổi

  2. Khi vị trí của vật thay đổi

  3. Khi nguồn sáng của vật thay đổi

  4. Khi cường độ ánh sáng thay đổi

Câu 9: Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy cá bơi trong hồ khi nước trong?

  1. Vì hồ nước trong giống như một tấm gương nên ta có thể nhìn thấy những gì bên trong nó

  2. Vì hồ nước trong cho ánh sáng Mặt Trời truyền qua, phản chiếu hình ảnh của cá đến mắt ta 

  3. Vì nước trong hồ sạch, cá không bị các chất bẩn che khuất 

  4. Cả A và C đều đúng

Câu 10. Hình ảnh sau đây chứng minh đặc điểm nào của ánh sáng?

  1. Ánh sáng truyền qua được không khí

  2. Trong không khí, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao ta chỉ có thể nhìn thấy những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời vào những đêm trời trong và không có mây?

  1. Vì các ngôi sao có thể tự mình phát sáng nhưng ánh sáng của chúng rất yếu hoặc ở rất xa so với Trái Đất

  2. Vì ban ngày độ sáng của các ngôi sao bị lu mờ bởi ánh sáng Mặt Trời

  3. Vì ban đêm các ngôi sao mới nhận được ánh sáng từ Mặt Trăng

  4. Cả A và C đều đúng

Câu 2: Tại sao bể nuôi cá cảnh thường được làm bằng kính trong suốt?

  1. Để ánh sáng có thể truyền qua, phản chiếu các vật trong bể, giúp cá tìm kiếm thức ăn dễ dàng

  2. Để hạn chế ánh sáng truyền qua làm nóng nước trong bể

  3. Để chúng ta có thể quan sát cá dễ dàng hơn

  4. Để tiết kiệm chi phí vì kính là được bán khá phổ biến và có giá thành rẻ

Câu 3: Vì sao khi ánh sáng mặt trời chiếu sau lưng em thì em thấy bóng của mình đổ về phía trước mặt?

  1. Vì khi được chiếu sáng, bóng của vật cản ánh sáng sẽ xuất hiện ở phía sau

  2. Vì ánh sáng Mặt Trời chiếu sau lưng nên bóng sẽ đổ về phía trước mặt

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 4: Vì sao có những ngày trời đang nắng bỗng tối sầm, sau ít phút lại thấy nắng?

  1. Vì có một số thời điểm Mặt Trời không chiếu sáng cho Trái Đất

  2. Vì khi đó xuất hiện mây (vật cản sáng), tạo thành bóng khiến trời tối sầm và khi mây đi qua sẽ lại có nắng

  3. Vì đôi lúc Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất một phần, ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu đến

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Vì sao ánh nắng chiếu vào người thì nóng còn ánh trăng chiếu vào thì không?

  1. Vì Mặt Trời có nhiệt lượng vô cùng lớn nên mặc dù ở rất xa nhưng khi ánh nắng chiếu vào người, chúng ta vẫn cảm thấy nóng

  2. Vì Mặt Trăng không toả nhiệt, cũng không phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Tại sao đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

  1. Vì Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời từ một khoảng cách đủ gần với Trái Đất để nó sáng hơn bầu trời ban ngày

  2. Vì Mặt Trời cung cấp lượng ánh sáng nhiều hơn bình thường cho Mặt Trăng

  3. Vì phần Mặt Trăng được chiếu sáng lớn hơn mọi ngày

  4. Vì lượng ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất ít hơn lượng chiếu đến Mặt Trăng

  1. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

1. B

2. C

3. A

4. C

5. D

6. B

7. B

8. A

9. C

10. D

11. B

12. A

13. A

14. D

 

 

 

 

 

 

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. B

2. A

3. B

4. A

5. C

6. D

7. D

8. A

9. B

10. C

 

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

1. D

2. A

3. C

4. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. C

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng trắc nghiệm khoa học 4 CTST, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận