Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt của bộ sách khoa học 4 chân trời. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 2: NĂNG LƯỢNG

BÀI 13. SỰ TRUYỀN NHIỆT VÀ VẬT DẪN NHIỆT

 

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau: “Một vật có thể là vật ... so với vật này nhưng lại là vật ... so với vật khác.”

  1. nóng/ lạnh

  2. ấm/ mát

  3. dẻo/ rắn

  4. mềm/ cứng

 

Câu 2: Cho đồng thời vào cốc nước nóng một thìa kim loại và một thìa nhựa. Một lúc sau kiểm tra xem cán thìa nào nóng hơn?

  1. Thìa kim loại

  2. Thìa nhựa

  3. Không thìa nào nóng

 

Câu 3: Đâu là các vật dẫn nhiệt kém?

  1. bông, rơm, xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, mái nhà tranh

  2. sắt, nồi nhôm, chảo gang, đáy bàn là

  3. sắt, nồi nhôm, tay cầm bàn là, mái nhà tranh

  4. xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, chảo gang, đáy bàn là

 

Câu 4: Điền vào chỗ (....) sau: “Khi sờ vào chiếc cốc được đổ đầy nước nóng, chúng ta cảm thấy nóng là vì ..... đã truyền nhiệt cho chiếc cốc, nhiệt từ ...... lại truyền cho .........”

  1. nước nóng/ chiếc cốc/ tay

  2. chiếc cốc/ tay/ nước nóng

  3. tay/ nước nóng/ chiếc cốc

  4. nước nóng/ chiếc cốc/ tay

 

Câu 5: Chạm tay vào một vật lấy từ tủ lạnh ra, ta thấy tay mát lạnh. Hãy khoanh chữ cái đầu câu đúng.

  1. Có sự truyền nhiệt từ vật sang tay ta làm ta cảm thấy lạnh

  2. Có sự truyền nhiệt từ tay ta sang vật nên ta cảm thấy lạnh

  3. Nhiệt độ truyền qua không khí

  4. Nhiệt độ không truyền từ vật sang tay

 

Câu 6: Tại sao khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm đun sôi?

  1. Vì nếu đổ đầy nước, khi nhiệt độ tăng lên nước sẽ nở ra sẽ khiến nước bị tràn ra ngoài.

  2. Vì nếu đổ đầy nước sẽ làm giảm nhiệt độ của nước trong ấm đun sôi

  3. Vì nếu đổ đầy nước sẽ làm cạn nước trong ấm khi đun sôi

  4. Đáp án khác

 

Câu 7: Đâu là các vật dẫn nhiệt tốt?

  1. bông, rơm, xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, mái nhà tranh

  2. sắt, nồi nhôm, chảo gang, đáy bàn là

  3. sắt, nồi nhôm, tay cầm bàn là, mái nhà tranh

  4. xốp, không khí, len, tay cầm bàn là, chảo gang, đáy bàn là

 

Câu 8: Các chất lỏng co lại khi

  1. bị tác động

  2. nóng lên

  3. lạnh đi

  4. để trong thời gian dài 

 

Câu 9: Các chất lỏng nở ra khi

  1. bị tác động

  2. nóng lên

  3. lạnh đi

  4. để trong thời gian dài 

 

Câu 10: Khi nhiệt độ càng lạnh thì nước sẽ co lại, khi nhiệt độ nóng nước sẽ nở ra, nên theo đó mực nước 

  1. cũng thay đổi theo

  2. không thay đổi

  3. giữ nguyên

  4. không bị ảnh hưởng

 

 2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Theo em, sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?

  1. Sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước sẽ thay đổi. 

  2. Cốc nước nóng sẽ lạnh bớt so với ban đầu, chậu nước sẽ ấm hơn so với ban đầu

  3. Sau một lúc đặt cốc nước nóng vào trong chậu nước lạnh, mức độ nóng, lạnh của cốc nước và chậu nước không thay đổi 

  4. Cả A, B

 

Câu 2: Vì sao về mùa lạnh, khi đặt tay một vật bằng đồng ta thấy lạnh hơn khi đặt tay vào vật bằng gỗ?

  1. Vật bằng đồng có nhiệt độ thấp hơn vật bằng gỗ

  2. Đồng truyền nhiệt cho tay nhiều hơn gỗ

  3. Đồng dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên nhiệt từ tay ta truyền cho đồng nhiều hơn truyền cho gỗ.

  4. Cả A, B, C

 

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Nhiệt kế là dụng cụ để đo nhiệt độ

  2. Các nhiệt kế thông dụng là nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử và nhiệt kế hồng ngoại

  3. Thủy ngân là chất độc, do đó các em không tự ý sử dụng nhiệt kế thủy ngân

  4. Cả A, B, C

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ thấp hơn

  2. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn

  3. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

  4. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37 độ C

 

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Nhiệt kế là dụng cụ chỉ dùng để đo nhiệt độ của người

  2. Vật hoặc không khí nóng hơn có nhiệt độ cao hơn

  3. Vật hoặc không khí lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.

  4. Nhiệt độ trung bình của cơ thể người khỏe mạnh là khoảng 37 độ C

 

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Ngâm một bình sữa đã lạnh vào cốc nước nóng, kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Không có chuyện gì xảy ra

  2. Cốc nước sẽ thu nhiệt còn bình sữa tỏa nhiệt

  3. Sau đó cốc nước sẽ nóng lên

  4. Sau đó, nhiệt độ bình sữa sẽ tăng lên. 

 

Câu 2: Chạm tay vào vật vừa lấy từ tủ lạnh, ta thấy mát lạnh. Đó là vì

  1. nhiệt lạnh truyền vào tay ra làm ta thấy lạnh

  2. vì nó tỏa nhiệt lên tay ta

  3. nhiệt lạnh ở vật truyền đến tay ta làm mất bớt nhiệt nóng ở tay

  4. có sự truyền nhiệt từ tay sang vật nên ra cảm thấy lạnh

 

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “ Kim loại dẫn nhiệt ... Nhựa dẫn nhiệt ....”

  1. tốt hơn/ kém hơn

  2. kém hơn/ tốt hơn

  3. chậm hơn/ nhanh hơn

  4. nhanh hơn/ chậm hơn

 

Câu 4: Có hai viên nước đá như nhau. Bọc một viên bằng khăn bông. Viên còn lại không bọc. Để cả hai viên đá lên đĩa. Sau một thời gian, viên nước đá nào ít tan chảy hơn?

  1. Sau một thời gian, viên nước đá bọc bằng khăn bông sẽ ít tan chảy hơn. Vì khăn bông là chất truyền nhiệt kém nên khi viên đá được bọc lại thì nhiệt độ viên đá sẽ không bị thay đổi nhiều nên đá sẽ tan ít hơn so với viên đá còn lại.

  2. Sau một thời gian, viên nước đá không bọc bằng khăn bông sẽ ít tan chảy hơn. Vì khăn bông là chất truyền nhiệt kém nên khi viên đá được bọc lại thì nhiệt độ viên đá sẽ không bị thay đổi nhiều nên đá sẽ tan ít hơn so với viên đá còn lại.

  3. Sau một thời gian, viên nước đá bọc bằng khăn bông sẽ ít tan chảy hơn. Vì khăn bông là chất truyền nhiệt kém nên khi viên đá được bọc lại thì nhiệt độ viên đá sẽ không bị thay đổi nhiều nên đá sẽ tan ít hơn so với viên đá còn lại.

  4. Đáp án khác.

 

Câu 5: Xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt như thế nào?

  1. Xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt kém vì khi xoong đang nóng, nó giúp chúng ta cầm vào không bị bỏng

  2. Xoong thường không được làm bằng chất dẫn nhiệt

  3. Xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt vì nó giúp mau chóng nấu chín thức ăn

  4. Đáp án khác

 

Câu 6: Quai xoong thường làm bằng chất dẫn nhiệt như thế nào?

  1. Quai xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt kém vì khi xoong đang nóng, nó giúp chúng ta cầm vào không bị bỏng

  2. Quai xoong thường không được làm bằng chất dẫn nhiệt

  3. Quai xoong thường được làm bằng chất dẫn nhiệt tốt vì nó giúp mau chóng nấu chín thức ăn

  4. Cả A, B

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Để tìm hiểu xem trong hai thìa (thìa A và thìa B), thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn, Lan đã làm thí nghiệm như sau: Đặt thìa A vào cốc nước nóng, sau đó một lúc thì bỏ tiếp thìa B vào cốc. Sau một thời gian, Lan sờ tay vào các cán thìa thì thấy thìa A cán nóng hơn, từ đó Lan nhận xét thìa A dẫn nhiệt tốt hơn. Hãy chỉ ra xem cách làm thí nghiệm của Lan có hợp lí không. Nếu không thì chưa hợp lí ở đâu?

  1. Cách làm thí nghiệm của Lan chưa hợp lí. Đó là nếu để xem thìa nào dẫn nhiệt tốt hơn thì Lan phải để cả hai thìa vào cốc nước nóng một lúc. 

  2. Cách làm thí nghiệm của Lan chưa hợp lí. Lan cho thìa A vào trước và sau một lúc mới bỏ thìa B vào. Lúc đó, cốc nước nóng truyền nhiệt vào thìa A một phần, và một phần nước đã nguội dần nên bỏ thìa B vào sau thì thìa B không ấm bằng thìa A là điều hiển nhiên.

  3. Cả A, B đều đúng

  4. Cả A, B đều sai

 

Câu 2: Vì sao giỏ ấm giúp nước lâu nóng hơn?

  1. Vì trong giỏ ấm thường được lót bằng bông, len, rơm... là những vật liệu xốp chứa nhiều không khí. Mà không khí là chất dẫn nhiệt kém nên nhiệt độ của ấm trà vẫn giữ được nhiệt.

  2. Vì trong giỏ ấm có các thành phần hóa học giúp giữ nước nóng lâu hơn

  3. Vì trong giỏ ấm có lớp nhựa có tác dụng giữ nhiệt

  4. Đáp án khác



B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

 

1. A

2. A

3. A

4. A

5. A

6. A

7. B

8. C

9. B

10. A

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

 

1. D

2. C

3. D

4. A

5. A

 

3. VẬN DỤNG (6 CÂU)

 

1. D

2. A

3. A

4. A

5. C

6. D

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

 

1. C

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt trắc nghiệm khoa học 4 CTST, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận