Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 4: Thành phần và tính chất của không khí

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 4: Thành phần và tính chất của không khí của bộ sách khoa học 4 chân trời. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA KHÔNG KHÍ

(30 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Không khí có ở khắp nơi xung quanh chúng ta

  2. Không khí có trong những chỗ rỗng của vật

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu

“Không khí có ở trong …(1) và đất, nhờ đó mà các động vật, …(2) có thể sống trong các …(3) này.”

  1. (1) nước, (2) sinh vật, (3) không gian

  2. (1) nước, (2) thực vật, (3) môi trường

  3. (1) chân không, (2) thực vật, (3) địa điểm

  4. (1) chân không, (2) sinh vật, (3) khu vực

Câu 3: Động vật có thể sống ở môi trường nào sau đây?

  1. Trong nước

  2. Trong đất

  3. Trên cạn

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 4: Nhờ có không khí trong đất, loài động vật nào có thể tồn tại? 

  1. Mối, giun đất,…

  2. Cua, cáy, tôm đồng,…

  3. Một số loại ốc

  4. Các động vật có hai mảnh vỏ: ngao, sò, hến,…

Câu 5: Không khí không có tính chất nào sau đây?

  1. Có hình dạng nhất định

  2. Trong suốt, không màu

  3. Không mùi

  4. Không vị

Câu 6: Đâu là tính chất của không khí?

  1. Đàn hồi tốt

  2. Có thể nén lại hoặc dãn ra

  3. Có thể cầm nắm được

  4. Nhìn thấy bằng mắt thường

Câu 7: Không khí gồm mấy thành phần chính?

  1. 1

  2. 2

  3. 3

  4. 4

Câu 8: Thành phần không khí gồm những khí nào?

  1. Khí ô-xi

  2. Khí ni-tơ

  3. Khí các-bô-níc và các chất khí khác

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Trong không khí còn có thể có chứa

  1. Nước

  2. Bụi và hơi nước

  3. Một số hợp chất vô cơ

  4. Một số hợp chất hữu cơ

Câu 10: Không khí có cần cho sự cháy không?

  1. Không

Câu 11: Vật nào sau đây có chứa không khí?

  1. Miếng bọt biển khô

  2. Chai rỗng

  3. Quả bóng căng hơi

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 12: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng khi tiến hành thí nghiệm chứng minh sự nén giãn của không khí?

  1. Bơm tiêm

  2. Túi ni lông

  3. Cây nến

  4. Chai thuỷ tinh

Câu 13: Dụng cụ nào sau đây được sử dụng khi tiến hành thí nghiệm chứng minh không khí cần cho sự cháy?

  1. Bơm tiêm

  2. Túi ni lông

  3. Cây nến

  4. Chai thuỷ tinh

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây cho thấy không khí có ở khắp mọi nơi?

  1. Cá sống được trong nước

  2. Chim bay trên trời

  3. Cây sương rồng mọc ở sa mạc

  4. Nước sông đổ ra biển

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU) 

Câu 1. Động vật và thực vật thuỷ sinh: cá, tôm, rong,… có thể sống trong nước vì

  1. Đặc điểm cấu tạo thích nghi với môi trường nước

  2. Trong nước có không khí

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Khí nào sau đây chiếm lượng lớn nhất trong không khí?

  1. Khí ni-tơ

  2. Khí ô-xi

  3. Khí các-bô-níc

  4. Các chất khí khác

Câu 3: Tính chất của không khí được ứng dụng để làm những đổ dùng nào trong đời sống?

  1. Lốp xe

  2. Phao bơi

  3. Bơm bóng bay

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nhúng chìm chai rỗng không đóng nắp vào trong nước, thấy có bong bóng nổi lên chứng tỏ điều gì? 

  1. Vì chai rỗng không có nắp

  2. Vì chai rỗng nên khi cho vào nước tạo ra bong bóng

  3. Vì trong chai rỗng có không khí

  4. Vì khi cho bất kì vật rỗng nào vào nước cũng sẽ tạo ra bong bóng

Câu 5: Việc làm nào dưới đây ứng dụng tính chất không khí có thể nén lại hoặc dãn ra?

  1. Quạt mát

  2. Bơm xe đạp

  3. Rót nước vào chai để đẩy không khí ra ngoài

  4. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta?

  1. Khi ta dùng sách quạt, da mặt cảm nhận được hơi mát

  2. Khi trời mưa, sàn nhà trở nên ẩm ướt

  3. Phơi quần áo ướt ngoài trời, sau một thời gian sẽ khô

  4. Đun nước sôi thấy có khói bốc lên

Câu 7: Đâu là hiện tượng chứng tỏ trong không khí có hơi nước?

  1. Đặt cốc nước đá trên bàn, sau một thời gian thấy xuất hiện những giọt nước trên thành cốc

  2. Hơi nước đọng trên cửa kính lúc trời lạnh

  3. Vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa đông, thường xuất hiện sương mù

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đốt cháy hai cây nến, úp cốc thuỷ tinh nhỏ lên cây nến (1) và cốc thuỷ tinh to lên cây nến (2). Trả lời các câu hỏi 8 – 10:

Câu 8: Sau một thời gian, cả hai cây nến đều bị tắt chứng tỏ điều gì?

  1. Thuỷ tinh có khả năng làm tắt nến

  2. Không khí duy trì sự cháy

  3. Cây nến chỉ cháy được khi ở không gian rộng

  4. Cả A và B đều đúng

Câu 9: So sánh thời gian cháy của hai cây nến?

  1. Cây nến (1) cháy lâu hơn cây nến (2)

  2. Cây nến (2) cháy lâu hơn cây nến (1)

  3. Thời gian cháy của hai cây nến như nhau

  4. Không thể so sánh được

Câu 10: Giải thích hiện tượng xảy ra?

  1. Vì cốc thuỷ tinh úp cây nến (1) nhỏ Lượng không khí ít Thời gian cháy ngắn

  2. Vì cốc thuỷ tinh úp cây nến (2) lớn Lượng không khí nhiều Thời gian cháy lâu hơn

  3. Cả A và B đều đúng

  4. Cả A và B đều sai

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao sau một thời gian sử dụng, quạt thông gió trong nhà thường bị bám bụi bẩn?

  1. Vì cánh quạt sử dụng lâu sẽ bị mài mòn

  2. Vì cánh quạt thông gió khi quay sẽ ma sát với không khí, hút bụi trong không khí và bám lên bề mặt cánh quạt

  3. Vì không khí bị ô nhiễm

  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 2: Tại sao có hơi nước đọng trên cửa kính khi trời lạnh?

  1. Vì trong không khí có hơi nước

  2. Vì độ ẩm không khí sẽ tăng khi trời lạnh

  3. Vì khi nhiệt độ giảm, hơi nước trong không khí sẽ bị ngưng tụ, tạo thành những giọt nước đọng trên cửa kính

  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 3: Người ta sục không khí vào bể cá cảnh để làm gì?

  1. Cung cấp ô-xi cho cá

  2. Làm sạch nước

  3. Vệ sinh bể

  4. Cân bằng nồng độ các chất trong nước

Câu 4: Vì sao trong các nhà kính trồng rau thường có cửa thông khí?

  1. Để cân bằng độ ẩm trong nhà kính

  2. Để cung cấp không khí cho cây cối phát triển

  3. Để hạn chế các loại côn trùng xâm nhập

  4. Giúp cây cối tăng cường quá trình trao đổi chất

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Người vá săm xe đạp thường làm cách nào để phát hiện chỗ săm bị thủng nhỏ?

  1. Bơm căng săm rồi lần lượt nhúng từng đoạn săm vào chậu nước, tìm xem chỗ nào có sủi bọt lên chứng tỏ săm bị thủng ở đó

  2. Tháo van ra và đổ nước vào đầy săm, xem nước chảy ra ở đâu

  3. Làm cả hai cách trên

  4. Không có cách làm nào đúng

Câu 2: Để dập tắt một đám cháy, chúng ta có thể dùng chăn, khăn,… đã thấm ướt rồi chụp lên đám cháy. Theo em, cách làm trên có đúng không? Giải thích

  1. Đúng, vì chăn đã thấm nước có tác dụng ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài, không cho ô-xi vào để duy trì sự cháy, làm giảm nhiệt độ và dập tắt lửa

  2. Sai, vì lượng nước thấm vào chăn sẽ nhanh chóng bị sức nóng của ngọn lửa làm bốc hơi hết, chăn cũng sẽ bị đốt cháy

  1. ĐÁP ÁN

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

1. C

2. B

3. D

4. A

5. A

6. B

7. C

8. D

9. B

10. A

11. D

12. A

13. C

14. A

 

 

 

 

 

 

 

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

1. B

2. A

3. D

4. C

5. D

6. A

7. D

8. B

9. B

10. C

 

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

1. B

2. C

3. A

4. B

 

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

1. A

2. A

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 4: Thành phần và tính chất của không khí trắc nghiệm khoa học 4 CTST, Bộ đề trắc nghiệm khoa học 4 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 4: Thành phần và tính chất của không khí . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm khoa học 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận