Danh mục bài soạn

Array

Theo em, bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có điểm gì khác biệt so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại.

Luyện tập

Câu 1. Theo em, bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có điểm gì khác biệt so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại. 

Câu 2. Lập bảng thống kê về những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại theo gới ý sau:

Câu 3. Clau-xơ Sơ-goát, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới có nhận định "Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa Kĩ thuật số, Vật lí và Sinh học". Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Cách làm cho bạn:

Câu 1.

Điểm khác biệt giữa bối cảnh lịch sử của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại so với bối cảnh diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại: 

  • Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại: 
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn liền với các thành tựu  mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác. Nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện,.. Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
  • Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại: 
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng đời sống, văn hóa, của con người.
    • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển dựa trên cơ sở cả ba cuộc cách mạng khoa bọc – kỹ thuật trước đó. Những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là công nghệ mạng In-tơ-nét, đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo  của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ máy tính điện tử kết nối thành mạng mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí…đều được liên kết thành “mạng thông minh” mở ra kỷ nguyên mạng In-tơ-nét kết nối vạn vật.

Câu 2

STT

Tên thành tựu

Tên tác giả

Thời điểm ra đời

Quốc gia xuất hiên đầu tiên

Lĩnh vực

Ý nghĩa (thời điểm xuất hiện và hiện nay)

1

Thuyết tương đối

An-be Anh-xtanh

Đầu thế kỉ XX

Đức

Vật lí

Đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc CMCN lần 3

2

Máy tính ENIAC

Giôn Mau-li va Prep-pơ Éc-cơ

1946

Mỹ

Tin học

Máy tính điện tử đầu tiên

3

Mạng lưới toàn cầu

Tim Béc-nơ

1990

Anh

Tin học

Công cụ chúng để hàng tỉ  người sử dụng để tương tác trên internet

4

Kết nối các thiết bị qua mạng không dây

Giôn Su-li-van đứng đầu

1996

Mỹ

Tin học

Có thể truy cập vào mạng bằng nhiều thiết bị điện tử mà không cần chạy dây ở khắp nơi.

5

Vệ tinh nhân tạo

Liên-xô

1958

Liên Xô

Hàng không – vũ trụ

Mở đầu “Kỷ nguyên Không gian”

6

Trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật

Allen Newell và Herbert Simon,

1950

Mỹ

Khoa học máy tính

Hứa hẹn tạo ra những thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của TK XXI.

Câu 3. Đồng ý với ý kiến của Clau-xơ Sơ-goát. Vì:

  • Đây là xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Hiện nay, cuộc CMCN lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba với đặc trưng là sự hợp nhất các loại công nghệ, làm xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học với trung tâm là phát triển trí tuệ nhân tạo, robot hóa, Internet vạn vật, khoa học vật liệu, sinh học, công nghệ di động không dây liên ngành sâu rộng cho tự động hóa sản xuất chế tạo.
  • Từ cách giải thích như vậy, có thể thấy được cốt lõi của cuộc cách mạng này nằm ở các vấn đề sau: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Đây thực sự là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử công nghiệp trên thế giới, tạo ra những thời cơ và thách thức rất lớn đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận