Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5: CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

·      Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm).

·      Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dựa theo cấu hình electron).

·      Phân loại được các nguyên tố dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f, dựa theo tính chất hóa học: Kim loại, phi kim, khí hiếm).

2. Năng lực

Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

·      Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm); Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn (dựa theo cấu hình electron), nguyên tố s, p, d, f dựa theo tính chất hóa học: Kim loại, phi kim, khí hiếm).

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu kình electron: nguyên tố s, p, d, f, dựa theo tính chất hóa học: kim loại, phi kim, khí hiếm); xác định được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn dựa vào cấu hình electron.

3. Phẩm chất:

Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, hình ảnh hoặc video giới thiệu đối tượng nghiên cứu, vai trò trong đời sống và phương pháp học tập hóa học.

2.    Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Nêu vấn đề gợi mở kiến thức, tạo hứng thú học tập cho HS.

b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi mở đầu, HS dự đoán kiến thức.

c) Sản phẩm: Dự đoán của HS về nguyên tắc sắp xếp nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu vấn đề: Cách dây hàng nghìn năm, người ta chỉ biết đến một số nguyên tố như đông (copper), bạc (silver) và vàng. Mãi đến năm 1700, cũng chỉ mới có 13 nguyên tố được xác định. Khi đó, các nhà khoa học nghi ngờ rằng vẫn còn nhiều nguyên tố bí ẩn khác chưa được khám phá. Bằng việc sử dụng các phương pháp hóa học hiện đại, chỉ trong một thập kỉ (1765- 1775) đã có thêm 5 nguyên tố được xác định. Trong đó có 3 khí không màu là hydrogen, oxygen và nitrogen. Tính đến năm 2016, tổng cộng đã có 118 nguyên tố hóa học được xác định. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào và có mối liên hệ như thế nào với cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 5. Câu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

a) Mục tiêu: Dự đoán nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Qua đó tìm hiểu lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

b) Nội dung: HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong sgk để hình thành kiến thức.

c) Sản phẩm: Đáp án câu 1, 2, 3, 4 sgk trang 36 và so sánh cách sắp xếp các nguyên tố hóa học của Mendeleev và hiện đại

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 – 5 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình 5.1, 5.2 và thảo luận trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk trang 36.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc sgk nêu cách sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hiện nay.

- GV yêu cầu HS đưa ra kết luận so sánh cách sắp xếp các nguyên tố hóa học của Mendeleev và hiện đại

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, phần thuyết trình thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Trả lời câu 1 sgk trang 36:

Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố thành các cột theo khối lượng nguyên tử tăng dần được đặt sau nguyên tố. Những nguyên tố chưa biết được đánh dấu hỏi phí trước giá trị khối lượng nguyên tử.

- Trả lời câu 2 sgk trang 36:

Nguyên tử khối của iodine (I) là 127, của tellurium (Te) là 128 nhưng Te lại đứng trước I. Điều này trái với cách sắp xếp của Mendeleev.

- Trả lời câu 3 sgk trang 36:

Các dấu chấm hỏi là những dự đoán của Mendeleev đối với các nguyên tố chưa tìm ra hoặc dự đoán về nguyên tử khối của các nguyên tố.

- Trả lời câu 4 sgk trang 36:

Sc (? = 45), Ga (? =68), Ge (? =70).

- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

=> Kết luận: Năm 1896, nhà hóa học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, trong đó các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử. Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của điện tích hạt nhân.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 5: cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 5: cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận