Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

: .../.../...

BÀI 16. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

l   Khái niệm tốc độ phản ứng.

l   Biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ.

l   Ý  nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.

l   Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

l   Ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

l   Ý nghĩa của việc nghiên cứu tốc độ phản ứng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát thí nghiệm về tốc độ của các phản ứng để tìm hiểu về khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về cách tính tốc độ trung bình của phản ứng và viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

-       Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học:

+Khái niệm tốc độ phản ứng.

Biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ.

+Ý  nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng.

+Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

+Ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

+Ý nghĩa của việc nghiên cứu tốc độ phản ứng.

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

·      Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Thông qua câu chuyện giúp HS hiểu về khái niệm bằng cách trả lời câu hỏi được đặt ra.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu của GV

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS ( các câu hỏi này nhằm mục đích để kết nối vào bài mới nên có thể HS chưa biết, do đó chỉ khuyến khích HS trả lời, không nhận định đúng sai câu trả lời của HS).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

  - Trong cuộc sống hằng ngày, xung quanh chúng ta có rất nhiều phản ứng hóa học xảy ra, có những phản ứng xảy ra rất nhanh khi các chất tiếp xúc với nhau như: phản ứng đốt cháy, phản ứng nổ, hay như chúng ta thả viên kẽm vào dd HCl. Ngược lại có những phản ứng xảy ra rất chậm như phản ứng lên men rượu, phản ứng chiếc đinh sắt để lâu ngoài không khí mới bị gỉ…. Để đánh giá mức độ nhanh chậm của phản ứng người ta đưa ra khái niệm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS không sử dụng sgk, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS đại diện nhóm xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

Để có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử

a) Mục tiêu:  Nêu được khái niệm tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình phản ứng

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV, hình thành nên kiến thức.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi, yêu cầu của GV khái niệm tốc độ trung bình của phản ứng.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp làm 4 nhóm quan sát thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

- GV: Tiến hành thí nghiệm:

Cho hai mảnh Mg cùng khối lượng vào 2 ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư. Nồng độ HCl ở hai ống nghiệm lần lượt là 2M và 0.5M.

Phiếu học tập số 1

1. Hiện tượng được mô tả như thế nào?

2. Theo em dây Mg ở ống nghiệm nào sẽ được hòa tan hết trước? Giải thích?

3. Trong cùng một khoảng thời gian, nồng độ của MgCl2 ở dung dịch nào tăng nhanh hơn? Giải thích?

4. Tốc độ phản ứng của ống nghiệm nào nhanh hơn? Từ đó rút ra khái niệm về tốc độ phản ứng.

 

Phiếu học tập số 2

5. Nêu biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng?

6. Cho biết tốc độ phản ứng chỉ nhận giá trị dương. Giải thích vì sao phải thêm dấu trừ trong biểu thức khi tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất tham gia phản ứng

7. Hãy sắp xếp tốc độ các phản ứng sau theo chiều tăng dần: (1) phản ứng than cháy trong không khí, (2) phàn ứng gỉ sắt, (3) phản ứng nổ của khí bình gas

8. Tính tốc độ trung bình của phản ứng (4) theo O2 trong 100 giây đầu tiên.

9. Từ Bảng 16.1, có thể tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây hay không? Vì sao?

Table

Description automatically generated

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Khái niệm tốc độ phản ứng trung bình của phản ứng

1. Khái niệm tốc độ phản ứng

(1)- Hiện tượng quan sát được trong cùng một khoảng thời gian thấy khí H2 xuất hiện ở ống nghiệm HCl 2M nhanh hơn ống nghiệm HCl 0,5M.

(2)(3)- Dây Mg ở ống nghiệm HCl 2M tan hết sớm hơn do phản ứng với lượng HCl nhiều hơn. Dẫn đến lượng MgCl2 tạo ra ở ống nghiệm này cũng nhiều hơn.

(4)- Tốc độ của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.

2. Tốc độ trung bình của phản ứng:

  (5)- Xét phản ứng:

  aA + bB  ® mM +   nN

Tốc độ phản ứng được tính theo các chất như sau:         

 = ===

Trong đó:; lần lượt là biến thiên của nồng độ và thời gian tương ứng. C1, C2 là nồng độ của một chất tại thời điểm t1, t2.

(6) - Sau thời gian phản ứng, nồng độ chất tham gia giảm

=> Csau < Ctrước   => ∆C < 0

- Trong khi đó: ∆t = tsau - ttrước  => ∆t > 0

=> Phải thêm dấu trừ trong biểu thức (3) đối với chất tham gia phản ứng để tốc độ phản ứng có giá trị dương.

(7)- Sắp xếp: Tốc độ phản ứng theo chiều tăng dần: (2) < (1) < (3).

(8)

Theo O2: Nồng độ ban đầu của O2 (C1) là 0, nồng độ sau 100s (C2) là 0,0016M.

Δt = 100 s – 0 s = 100 s. Vậy tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên là:

 = 1,6.10-5 (M.s-1)

(9)

- Nồng độ biến thiên chất không đồng đều sau mỗi khoảng đơn vị thời gian

=> Ta không thể tính được nồng độ các chất sau 50 giây

=> Không tính được tốc độ trung bình của phản ứng sau 50 giây

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 16. Tốc độ phản ứng hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận