Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng (2 tiết)

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng (2 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 15: PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học vá cách tính tốc độ trung bình của phản ứng

·      Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ cho phản ứng đơn giản. Nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản ứng.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về tốc độ phản ứng; hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia vào trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

-       Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng; Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ chỉ đúng cho phản ứng đơn giản. Nêu được ý nghĩa hằng đô tốc độ phản ứng.

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu những hiện tượng diễn ra xung quanh liên quan đến tốc độ phản ứng hóa học.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

·      Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu:

Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa, phản ứng cháy của que diêm,… nhưng cũng có những phản ứng xảy ra chậm hơn, như quá trình oxi hóa các kim loại sắt, đồng trong khí quyển, sự ăn mòn vỏ tàu biển làm bằng thép,… Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Để biết được đáp án chính xác cho câu hỏi “Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?”. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới: Bài 15. Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trình bày khái niệm tốc độ phản ứng.

a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng

b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.

c) Sản phẩm:  Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, hãy:

 Câu 1: Quan sát hình ảnh trong phần khởi động, nhận xét về mức độ nhanh chậm của phản ứng hóa học xảy ra trong đám cháy lá cây khô và thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên.

 

Câu 2: Trong tự nhiên và cuộc sống, ở cùng điều kiện, nhiều chất khác nhau sẽ biến đôi hóa học nhanh, chậm khác nhau; với cùng một chất, trong điều kiện khác nhau cũng biến đổi hóa học nhanh chậm khác nhau. Hãy tìm các ví dụ minh họa cho 2 nhận định trên.

Câu 3: Quan sát Hình 15.1, cho biết nồng độ của chất phản ứng và sản phẩm thay đổi như thế nào the thời gian?

- GV gọi một số HS rút ra kết luận về khái niệm tốc độ phản ứng hóa học:

+ Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học dùng để làm gì?

+ Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học là gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc ví dụ 2, thảo luận đưa ra công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng tổng quát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV đưa ra lưu ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, trả lời câu luyện tập sau vào bảng nhóm:

Xét phản ứng phân hủy N2O5 ở 45oC

N2O5(g) → N2O4(g) + ½ O2(g)

Sau 184 giây đầu tiên, nồng độ của N2O4 là 0,25M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo N2O4 trong khoảng thời gian trên.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Tốc độ phản ứng

+ Trả lời câu hỏi hđ nhóm 4

Câu 1:

- Trong đám cháy của lá cây khô: Phản ứng hóa học xảy ra nhanh. Các lá cây nhanh chóng bị cháy và chuyển thành tro

- Thân tàu biển bị oxi hóa trong điều kiện tự nhiên: Phản ứng hóa học xảy ra chậm. Vỏ tàu biển làm bằng thép mất thời gian rất lâu mới bị gỉ (bị oxi hóa)

Câu 2:

+ Ở cùng điều kiện, nhiều chất hóa học biến đổi nhanh chậm khác nhau: Đốt cháy 1 chiếc lá và đốt cháy 1 miếng sắt.

+ Với cùng một chất, trong các điều kiện khác nhau, biến đổi hóa học nhanh chậm khác nhau: 2 miếng sắt như nhau, ngâm vào nước và ngâm vào dung dịch acid.

Câu 3: Theo thời gian, nồng độ chất tham gia phản ứng( đường màu tím)

=> Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng.

+ Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trung cho sự biến thiên sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

- Công thức cho phản ứng tổng quát

aA+ bB → cC+dD là:

= =

Trong đó:

 : tốc độ trung bình của phản ứng

+ ∆C = C2 – C1: Biến thiên nồng độ

+ ∆t = t2 – t1: Biến thiên thời gian.

C1,C2 là nồng độ cỏa một chất tại 2 thời điểm tương ứng t1,t2

Lưu ý: Ngoài tốc độ trung bình của phản ứng còn có tốc độ tức thời của phản ứng, là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn người ta không xác định được tốc độ tức thời của phản ứng mà chỉ xác định được tốc độ trung bình của phản ứng.

=> Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính tring một khoảng thời gian phản ứng.

- Đáp án câu luyện tập:

Áp dụng công thức:

= =

Ta có

 =  = 1,36.10-3 (M/s)

Tốc độ trung bình của phản ứng theo N2O4 trong 184 giây là 1,36.10-3 (M/s)

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 15: phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng (2 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 15: phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận