Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết)

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 16: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

·      Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ ,áp suất, diện tích bề mặt, chất xúc tác.

·      Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff.

·      Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản ứng, ý nghĩa và tìm hiểu ứng dụng của các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong đời sống, sản xuất.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.  hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia vào trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận nhóm, liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

-       Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, dieenjtichs bề mặt, chất xúc tác; Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van’t Hoff .

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như: nồng độ, diện tích về mặt, chất xúc tác.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

·      Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu:

Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn (a), khi nấu một loại thực phẩm bằng nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn (b), bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí(c),…

 

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình biến đổi trên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Đáp án:

 (a) Ảnh hưởng của nhiệt độ

(b) Ảnh hưởng của áp suất

(c) Ảnh hưởng của nồng độ

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới: Nhiệt độ, áp suất, nồng độ đều ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, nhưng cụ thể chúng ảnh hưởng như thế nào, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài mới: Bài 16. Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng hóa học

a) Mục tiêu: HS thực hành đúng các thao tác, phản ánh khách quan về hiện tượng, nhận định được sự khác nhau về nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

b) Nội dung: HS làm việc nhóm, thực hành thí nghiệm trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.

c) Sản phẩm:  Đáp án câu 1, 2 luyện tập sgk trang 98, 99 và kết luận về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm 4-5HS, yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm 1 sgk trang 98 và trả lời câu 1, 2, luyện tập sgk trang 98, 99.

Câu 1: Tiến hành thí nghiệm 1 và quan sát hiện tượng của thí nghiệm.  Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích dung dịch Na2S2O3 với thời gian xuất hiện kết tủa.
Câu 2: Quan sát Hình 16.2 và phương trình hóa học của phản ứng, giải thích kết quả thí nghiệm 1

Câu luyện tập: Giữ nguyên nồng độ dung dịch Na2S2O3 ban đầu, pha loãng dung dịch H2SO4 tương tự như cách pha loãng dung dịch Na2S2O3 theo Bảng 16.1, kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi thế nào?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Ảnh hưởng của nồng độ

Câu 1:

- Khi rót dung dịch H2SO4 vào cốc đụng dung dịch Na2S2O3, theo trình tự cốc 1 đến cốc 3, cốc 1 có lượng lưu huỳnh tạo ra nhiều và làm mờ dấu thập nhanh nhất, chậm dần ở các cốc còn lại

- Nhận xét: Thể tích dung dịch  Na2S2O3 càng lớn, thời gian phản ứng càng ngắn, tốc độ phản ứng nhanh.

Câu 2:

Vận dụng định luật tác dụng khối lược cho phản ứng, tại nhiệt độ xác định, ta có

v =k. .  , nồng độ  Na2S2O3 càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh. Ngoài ra, có thể giải thích theo lí thuyết va chạm, khi tăng nồng độ, sẽ có nhiều va chạm hiệu quả hơn, tốc độ phản ứng tăng. S là chất rắn màu vàng, không tan trong dung dịch, lượng S tạo ra càng nhanh sẽ làm mờ dấu thập phân.

Câu luyện tập:

Theo định luật tác dụng khối lượng, tại nhiệt độ xác định v =k. . , khi giữ nguyên nồng độ dung dịch Na2S2O3 và pha loãng H2SO4 . Vậy, kết quả thí nghiệm không thay đổi, tốc độ phản ứng chậm dần từ cốc 1 đến cốc 3.

=> Kết luận:

Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 16: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 16: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận