Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 17. NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

·      Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.

·      Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.

·      Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.

·      Trình bày được xu hướng nhận thêm 1 electron (từ kim loại), hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion, hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình electron

·      Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hóa của các halogen thông qua một số phản ứng. Thay thế halogen trong dung dịch muối bởi một halogen khác; Halogen tác dụng với hydrogen và với nước

·      Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H–X (điều kiện phản ứng, hiện tượng phản ứng và hỗn hợp chất có trong bình phản ứng

·      Viết được phương trình hóa học của phản ứng tự oxi hóa-khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng; ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa

·      Thực hiện được (hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hóa giữa chúng

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: HS xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục..

·      Giao tiếp và hợp tác: Tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:HS xác định được nhiệm vụ của tổ/nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

·      Nhận thức khoa học tự nhiên: hiểu được bản chất hóa học của đơn chất halogen.

·      Tìm hiểu tự nhiên: nhận biết được các hiện tượng, ứng dụng của đơn chất halogen xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được các hiện tượng hóa học của halogen xảy ra trong tự nhiên.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.

·      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

2.    Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU ( MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu:Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b, Nội dung:GV trình bày vấn đề, HS lắng nghe.

c, Sản phẩm:HS biết được những vấn đề liên quan đến bài học mới.

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

 GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK:

Vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để biết chính xác, nguyên nhân vì sao nước chlorine được sử dụng phổ biến để khử trùng, sát khuẩn , chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu Bài 17.Nguyên tố và đơn chất halogen

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Giới thiệu về nguyên tố nhóm VIIA

a) Mục tiêu: HS nêu được các đặc điểm của các nguyên tố nhóm VIIA

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu của GV, hình thành nên kiến thức.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi, yêu cầu của GV về các nguyên tố nhóm VIIA.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trả lời phiếu học tập số 1:

Phiếu số 01:

Nguyên tử halogen

Lớp electron ngoài cùng

Bán kính nguyên tử

Độ âm điện

Fluorine

 

 

 

Chlorine

 

 

 

Bromine

 

 

 

Iodine

 

 

 

a. Giải thích tại sao nguyên tử có xu hướng nhận 1 e từ nguyên tử kim loại hoặc góp chung e với nguyên tử phi kim để hình thành liên kết

b. Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hóa từ F đến I.

c. Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và độ âm điện, giải thích tại sao nguyên tử fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV giới thiệu một số dạng tồn tại trong tự nhiên của các nguyên tố halogen

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Giới thiệu về nguyên tố nhóm VIIA

Đáp án phiếu học tập số 1

Nguyên tử halogen

Lớp electronngoài cùng

Bán kính nguyên tử

Độ âm điện

Fluorine

2s22p5

72

3,98

Chlorine

3s23p5

100

3,16

Bromine

4s24p5

114

2,96

Iodine

5s22p5

133

2,66

a,

- Nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền cùng khí hiếm gần nhất.

   + Khi nguyên tử halogen liên kết với kim loại => Khi đó kim loại sẽ nhường electron và nguyên tử halogen sẽ nhận 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm

   + Khi nguyên tử halogen liên kết với phi kim => 2 phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp electron để tạo thành các cặp electron dùng chung => Halogen sẽ góp chung 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững

b,

- Bán kính nguyên tử: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân và lớp electron ngoài cùng giảm dần => Bán kính tăng dần

- Độ âm điện: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm

- Từ F đến I, độ âm điện giảm dần => Khả năng hút (nhận) electron giảm dần => Tính oxi hóa giảm dần

c,

- Nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng, không có phân lớp d trống và có độ âm điện lớn nhất.

=> Khi tham gia liên kết hóa học, fluorine chỉ nhận 1 electron từ các nguyên tử khác

=> Fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất

* Trạng thái tự nhiên:

Table

Description automatically generated

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận