Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nguyên tố hóa học (3 tiết)

Giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nguyên tố hóa học (3 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 3. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Trình bày khái niệm nguyên tổ hóa học hộ hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.

·      Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.

2. Năng lực

Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động. tích cực tìm hiểu về nguyên tổ hóa học. “

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử đụng ngôn ngữ khoa học để điển đạt khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối; hoạt động nhóm một cách hiệu quả đúng theo yêu câu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày và báo cáo.

·      Năng lực giải quyết vẫn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm về nguyên tổ hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử; khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tìm hiểu ứng dụng của một số đồng vị của các nguyên tố trong tự nhiên.

·      Năng lực tính toán: Vận đụng kiến thức kĩ năng đã học tính được nguyên tử khối trung bình (theo amu) đựa vào khối lượng nguyên tử và phân trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phô khối lượng được cung cấp.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

·      Có niềm say mê. hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Sử dụng những câu hỏi mở đầu để giúp HS tiếp cận đến vấn đề của bài học.

b) Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học và dẫn dắt vào bài…

c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Kim cương và than chì có vẻ ngoài khác nhau. Tuy nhiên chúng đề được tạo thành từ một nguyên tố hóa học là nguyên tố carbon (C). Tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Kim cương và than chì đều được cấu tạo từ nguyên tố C tuy nhiên cấu trúc tinh thể kim cương khác với than chì nên vẻ ngoài lẫn tính chất của chúng khác nhau.

 

Nếu chưa từng tìm hiểu về nguyên tố hóa học thì thật khó khăn để trả lời những câu hỏi như câu hỏi trên. Vì vậy ta cần phải biết nguyên tố hóa học là gì? Một nguyên tố hóa học có những đặc trưng cơ bản nào? Để trả lời cho những câu hỏi này ta cùng nhau đi tìm hiều bài: Bài 3. Nguyên tố hóa học. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện tích hạt nhân.

a) Mục tiêu: Từ việc quan sát Hình 3.1 trong sgk, GV yêu cầu HS đếm số lượng từng loại hạt trong nguyên tử nitrogen. Qua đó sẽ xác định được điện tích hạt nhân nguyên tử.

b) Nội dung: HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu 1 và 2 bài luyện tập sgk trang 20 và đưa ra kết luận dưới sự hướng dẫn của GV

c) Sản phẩm: Kết luận về điện tích hạt nhân, đáp án câu 1,2, bài luyện tập sgk trang 20.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình 3.1 trả lời câu 1 và 2 sgk trang 20

 

 

 

- GV yêu cầu HS kết luận về mối liên hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số hạt proton, số hạt electron (biết bài trước đã học nguyên tử là hạt trung hòa về điện). Điện tích hạt nhân có dấu “-“hay “+”?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời bài luyện tập sgk trang 20.

- Mô hình nguyên tử Sodium (Na):

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm hoặc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Hạt nhân nguyên tử

- Trả lời câu 1 sgk trang 20:

p= 7

e= 7

n= 7

- Trả lời câu 2 sgk trang 20:

Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen là +7.

=> Kết luận:

·      Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E)

·      Điện tích hạt nhân = +Z

- Trả lời bài luyện tập sgk trang 20:

+ Số đơn vị điện tích hạt nhân của sodium: 11

+ Số electron của sodium: 11

Hoạt động 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 chân trời, soạn mới giáo án hóa học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 chân trời Bài 3. Nguyên tố hóa học (3 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 3. Nguyên tố hóa học (3 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận