Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 7. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT, BIẾN ĐỔI THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA HỢP CHẤT TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (các nguyên tố nhóm A)

·      Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A)

·      Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính acid, tính base của các oxide và các hydroxide theo chu kì. Viết được phương trình hóa học minh họa.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự biến đổi tính chất của nguyên tố, đơn chất, hợp chất trong bảng tuần hoàn.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng  và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới); Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được hoàn thành nhiệm vụ học tập.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, tính acid / base của các oxide và hydroxide qua các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán khi thực hiện các phiếu học tập.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng  và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới); Nhân xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại, phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm ( nhóm A); Nhận xét được xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid / base của các oxide và các hydroxide theo chu kì, viết được phương trình hóa học minh họa.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

·      Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

·      HS nhận ra vấn đề và kết nối với bài mới

·      Góp phần phát triển các biểu hiện của các năng lực và phẩm chất nhận thức hóa học và các phẩm chất.

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm: tìm hiểu mối liên hệ giữa bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân với lực hút electron vào hạt nhân.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS ( các câu hỏi này nhằm mục đích để kết nối vào bài mới nên có thể HS chưa biết, do đó chỉ khuyến khích HS trả lời, không nhận định đúng sai câu trả lời của HS).

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh về công thức của định luật Culomb ( thể hiện mối liên hệ giữa lực hút, điện tích hạt nhân,, khoảng cách giữa hạt nhân và electron), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

(1) Điện tích hạt nhân càng lớn thì lực hút electron càng mạnh hay càng yếu? Vì sao?

(2) Khoảng cách giữa electron và hạt nhân càng lớn thì electron bị hút càng mạnh hay càng yếu? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS không sử dụng sgk, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS đại diện nhóm xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV ghi nhận các câu trả lời và kết nối vào bài học: Điện tích hạt nhân và khoảng cách có ảnh hưởng gì đến lực hút giữa hạt nhân và electron không? Yếu tố nào ảnh hưởng lớn hơn? Vì sao gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thay vì gọi là bảng các nguyên tố hóa học? Các yếu tố nào của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn? Lực hút giữa hạt nhân và electron có ảnh hưởng gì đến các yếu tố tuần hoàn này hay không? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiều bài mới để khám phá câu trả lời có các câu hỏi này: Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử

a) Mục tiêu:  

·      Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử từ trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A).

·      Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán khi thực hiên các phiếu học tập.

b) Nội dung: HS làm việc nhóm: Tìm hiểu về xu hướng biến đổi bán kính trong một chu kì và trong một nhóm.

c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận Phiếu học tập số 1 của các nhóm trên bảng phụ.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, huy động kiến thức kĩ năng đã học và kết hợp thông tin trong sgk, yêu cầu HS thảo luận trả lời phiếu học tập số 1:

Phiếu học tập số 1

Quan sát bảng giá trị bán kính nguyên tử (pm) của một số nguyên tố được cho trong hình 7.2. Hãy điền thông tin vào chỗ … để được câu đúng và thực hiện các yêu cầu sau:

(Gợi ý: dựa vào lực hút giữa hạt nhân và electron lớp vỏ ngoài cùng để suy nghĩ câu trả lời.)

(a) Bán kính nguyên tử là …

(b) Trong một chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử … vì…
Trả lời câu 1 sgk trang 39.

(c) Trong một nhóm A, từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử … vì …

·      Vẽ mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr của Li, Na, K để giải thích về sự khác biệt bán kính nguyên tử.

·      Giải thích vì sao Li, Na, K có số điện tích nguyên tử tăng nhưng bán kính không giảm: …

·      Trả lời câu luyện tập 1, 2 sgk trang 39.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử

(a)

Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân đến electron ở lớp vỏ ngoài cùng

1. Trong một chu kì

(b)

Trong một chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử có xu hướng giảm vì điện tích hạt nhân tăng dần nên hạt nhân sẽ hút electron mạnh hơn.

- Trả lời câu 1 sgk trang 39:

+ Các nguyên tố chu kì 2 có 2 lớp electron.

+ Mô hình nguyên tử của Li (Z = 3) và F (Z = 9) theo Rutherford – Bohr như sau:

Li và F đều cùng có 2 lớp electron, tuy nhiên điện tích hạt nhân của F lớn hơn Li nên hạt nhân của F sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn làm cho bán kính nguyên tử F nhỏ hơn Li.

2. Trong một nhóm

(c)

Trong một nhóm A, từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần vì số lớp electron tăng dần.

 

Hình vẽ mô hình nguyên tử Li, Na và K

Nguyên tử Li, Na và K có điện tích nguyên tử tăng nhưng bán kính không giảm vì số lớp electron tăng.

- Trả lời câu luyện tập 1 trang 39:

 Trong các chu kì 3, 4, 5 theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần.

- Trả lời câu luyện tập 2 sgk trang 39:

Đều có 1 lớp electron nhưng nguyên tử He có điện tích hạt nhân +2 lớn hơn nguyên tử H (điện tích hạt nhân là +1) nên hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn, làm cho bán kính của He nhỏ hơn bán kính của H.

Mặt khác, nguyên tử He chỉ có 1 lớp electron nên bán kính là nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 7. Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận