Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 10: liên kết ion

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 10: liên kết ion được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 10: LIÊN KẾT ION

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trình bày được:

-       Cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

-       Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

-       Khái niệm và sự hình thành liên kết ion.

-       Cấu tạo tinh thể NaCl.

2. Năng lực:

Năng lực chung:

l   Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về mô hình tinh thể NaCl để tìm hiểu về sự hình thành liên kết ion.

l   Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về khái niệm và sự hình thành liên kết ion, tinh thể ion.

l   Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường; vì sao ở công viên và các khách sạn lớn người ta thường xây dựng các đài phun nước nhân tạo?

Năng lực hóa học:

l    Nhận thức hoá học: Học sinh trình bày được: cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể; ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể; khái niệm và sự hình thành liên kết ion, cấu tạo tinh thể NaCl.

l    Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh kết hợp những hiểu biết có sẵn để giải thích được sự hình thành liên kết ion.

l    Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích đượctại sao các hợp chất ion thường ở trạng thái rắn trong điều kiện thường.

3. Phẩm chất

l    Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK.

l    HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

-       Video gợi mở vào bài liên kết ion.

+ Link: https://www.youtube.com/watch?v=Iz8ZLjaENH0.

-       Video giải thích sự hình thành liên kết ion

Link: https://www.youtube.com/watch?v=qeyEE_v1bh0.

-       Nhiệm vụ học tập nhóm A, B.

-       Mô hình cấu trúc tinh thể NaCl

-       Hình ảnh 1 số tinh thể:

+ Tinh thể kim cương:                                             + Tinh thể than chì:

               

+ Tinh thể kim loại:                                                 + Tinh thể muối ăn      

                  

+ Tinh thể nước đá

-       Bảng phụ nhóm, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

·      Khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS.

·      Kiểm tra sự hiểu biết của HS về khả năng nhường và nhận electron của nguyên tử.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, xác định định nhiệm vụ học tập: Nhận biết sự phân bố electron vào các lớp vỏ nguyên tử.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên cho học sinh xem video:

https://www.youtube.com/watch?v=Iz8ZLjaENH0

- Đặt ra câu hỏi: Nguyên tử Sodium và Fluorine muốn đạt được cấu hình electron bền vững như Neon thì chúng phải làm thế nào và trong phân tử sodium fluoride hình thành liên kết gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS dựa trên video, đưa ra dự đoán của bản thân.

l    Nguyên tử Sodium (natri): nhường 1e.

l    Nguyên tử Fluorine (flo): nhận 1e.

l    Liên kết trong phân tử sodium fluoride: liên kết ion.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 10: Liên kết ion

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm liên kết ion và sự hình thành liên kết ion

a, Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được sự hình thành anion, cation từ đó nêu được khái niệm về liên kết ion, sự hình thành liên kết ion.

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm: Tìm hiểu sự hình thành anion, cation, khái niệm về liên kết ion, sự hình thành liên kết ion.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phiếu học tập số 1 và phiếu học tập số 2.

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Giao nhiệm vụ học tập: GVsử dụng kĩ thuật mảnh ghép chia lớp thành 4 nhóm thực hiện 3 nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1 (4 phút): Tìm hiểu theo nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1,3: nghiên cứu phiếu học tập nhóm A.

+ Nhóm 2,4: nghiên cứu phiếu học tập nhóm B.

- Nhiệm vụ 2 (4 phút): Tạo nhóm mảnh ghép (nhóm mới), trao đổi với bạn về kiến thức mình đã tìm hiểu ở nhóm chuyên gia, tiếp nhận và ghi lại kiến thức của bạn.

- Nhiệm vụ 3(5 phút): Cùng nhóm mảnh ghép tìm hiểu kiến thức mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu nhóm 1, 2 thảo luận và nêu kết luận về:

- Quá trình hình thành các ion âm

- Quá trình hình thành các ion dương.

- Khái niệm liên kết ion.

- Nêu các giai đoạn hình thành liên kết ion.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học tập theo 4 nhóm.

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.

Kết luận, nhận định:GV gọi các nhóm nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức.

Nhóm A

1.1.        Nguyên tử F (Z = 9)

a) Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử F là 7.

b) Để đạt được lớp e ngoài cùng bền vững như Ne, nguyên tử F phải nhận 1 electron.

c) Sau khi nhận 1 electron, nguyên tử F sẽ trở thành anion.

Cấu hình e của ion đó: 1s22s22p6

1.2.

(m = 1,2)

1.3.        Cấu hình electron của ion F-, O2-, S2- giống cấu hình electron của khí hiếm gần nó nhất.

Nhóm B

1.1.        Nguyên tử Na (Z = 11)

a) Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na là 1.

b) Để đạt được lớp e ngoài cùng bền vững như Ne, nguyên tử Na phải nhường 1 electron.

c) Sau khi nhường electron, nguyên tử Na sẽ trở thành cation.

Cấu hình e của ion đó: 1s22s22p6

1.2.

 (n=1,2,3)

1.3. Cấu hình electron của ion Na+, Mg2+, Al3+, K+ giống cấu hình electron của khí hiếm gần nó nhất.

Nhóm mảnh ghép

3.1.

Na: 1s22s22p63s1                             Na ® Na+ + 1e

Cl: 1s22s22p63s23p5                       Cl + 1e ® Cl-

Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.

Na+ + Cl– ® NaCl

3.2.

- Ion đơn nguyên tử: Na+, F-, Al3+, O2−, S2−.

- Ion đa nguyên tử: SO42−, OH-.

3.3.

* Phân tử CaO

Ca: 1s22s22p63s23p64s2

Ca ® Ca2+ + 2e

Cl: 1s22s22p63s23p5

2Cl + 2.1e ® 2Cl-

Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.

Ca2+ + 2Cl- ® CaCl2

Kết luận:

- Nguyên tử phi kim có xu hướng nhận thêm electron để trở thành ion âm hay anion (có cấu hình electron giống khí hiếm).

Tổng quát:

- Nguyên tử kim loại có xu hướng nhường electron để trở thành ion dương hay cation (có cấu hình electron giống khí hiếm).

Tổng quát:

+ Các ion có cấu tạo từ một nguyên tử là các ion đơn nguyên tử.

+ Các ion có cấu tạo từ 2 hay nhiều nguyên tử trở lên là các ion đa nguyên tử.

- Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

- Sự hình thành liên kết ion:

+ Giai đoạn 1: Hình thành các ion trái dấu từ các quá trình kim loại nhường electron và phi kim nhận electron theo quy tắc octet.

+ Giai đoạn 2: Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion. Các ion trái dấu kết hợp với nhau theo tỉ lệ sao cho tổng điện tích của các ion trong hợp chất phải bằng 0.

Na+ + Cl– ® NaCl

- Chú ý: Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 10: liên kết ion
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 10: liên kết ion . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận