Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 1: nhập môn hóa học

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 1: nhập môn hóa học được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 1. NHẬP MÔN HÓA HỌC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

·      Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học

·      Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về bộ môn hóa học

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học; phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học; vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,…; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

-       Năng lực riêng:

·      Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học, Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

·      Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã hoạc ở môn KHTN cấp THCS, vốn kiến thức thực tế và đọc thông tin trong sgk để tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hóa học, vai trò của hóa học trong thực tiến.

·      Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được phương pháp học tập từ môn KHTN cấp THCS để tìm hiểu về phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học. Vận dụng được vốn tri thức đã biết về hóa học để tìm hiểu vai trò của hóa học trong thực tiễn.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân

·      Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

·      Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.    Đối với GV: 
Sưu tầm một số các hình ảnh đặc trưng cho đối tượng nghiên cứu của hóa học, vật lí, sinh học, khoa học Trái Đất và bầu trời ...; vai trò của hpas học trong thực tiễn.
+ Chuẩn bị các phiếu học tập, máy chiếu, máy tính,...

2.    Đối với HS: Đọc trước bài học, bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Gắn kết những kiến thức, kĩ năng đã học về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN ở cấp THCS và từ những hiểu biết trong thực tế với bài học mới. Kích thích HS suy nghĩ thông qua việc nêu vai trò, đặc điểm, đối tượng nghiên cứu của hóa học, các nhánh nghiên cứu chình của hóa học. Từ đó, HS xác định nhiệm vụ học tập. Thực hiện yêu cầu cần đạt và phát triển các năng lực.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu, vai trò và đặc điểm của hóa học.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng kĩ thuật công não, yêu cầu HS nêu những điều em đã biết về các lĩnh vực chủ yếu của KHTN; đối tượng của từng lĩnh vực.

  

            a,                     b,                   c,

                 d,                                e,

GV yêu cầu HS quan sát các hình trên ghép các hình ảnh thích hợp chỉ đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực KHTN.

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu “Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học?”

1) Sự hình thành hệ mặt trời.

2) Cấu tạo của chất.

3) Quá trình phát triển của loài người.

4) Tốc độ của ánh sáng trong chân không.

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK, tiếp tục trả lời các câu hỏi sau:

(1) Hóa học nghiên cứu cụ thể những nội dung gì?

(2) Đặc điểm của hóa học là gì?

(3) Hóa học có mấy nhánh nghiên cứu chính?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Môn hóa học là một phần nằm trong môn KHTN cấp THCS, sang đến THPT ta đi nghiên cứu chuyên sâu hơn thành một môn riêng rẽ. Trước tiên chúng ta cùng học bài mở đầu: Bài 1. Nhập môn hóa học.

- Các lĩnh vực chủ yếu và đối tượng nghiên cứu của KHTN:

1. Sinh học nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

2. Thiên văn học nghiên cứu về vũ trụ

3. Hóa học nghiên cứu về sự biến đổi của chất

4. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất.

5. Vật lí nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

 

- Đáp án ghép hình ảnh chỉ đối tượng nghiên cứu vào các lĩnh vực nghiên cứu của KHTN

1 – e      2 – a      3 – d

4 – b       5 – c

 

- Trả lời câu hỏi mở đầu:

Nội dung “2) Cấu tạo chất” thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học.

 

 

 

 

 

- (1) Hóa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, sự biến đổi của các đoen chất, hợp chất và năng lượng đi kèm những quá trình biến đổi đó.

- (2) Hóa học có đặc điểm là kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường, địa chất học.

- (3) Hóa học gồm có 5 nhánh chính:

·      Hóa lí thuyết và hóa lí

·      Hóa vô cơ

·      Hóa hữu cơ

·      Hóa phân tích

·      Hóa sinh

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 1: nhập môn hóa học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 1: nhập môn hóa học . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận