Danh mục bài soạn

Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 11. Liên kết cộng hóa trị

Giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 11. Liên kết cộng hóa trị được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Hóa học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

·      Trình bày được khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.

·      Viết công thức Lewis của một số chất đơn giản.

·      Trình bày khái niệm về liên kết cho - nhận.

·      Phân biệt được các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo hiệu độ âm điện.

·      Giải thích sự hình thành liên kết σ và liên kết π qua sự xen phủ AO.

·      Trình bày được khái niệm năng lượng liên kết (cộng hóa trị).

·      Lắp ráp được mô hình phân tử một số chất như C2H4, C2H2Cl2…

2. Năng lực

- Năng lực chung:

·      Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát mô hình phân tử H2, H2O để tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị.

·      Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm để giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị của N2, NH3, HCl, CO2, lắp ráp mô hình phân tử C2H4, C2H2Cl2.

·      Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:  Dựa vào liên kết cho – nhận để giải thích được sự hình thành của phân tử SO2, HNO3.

- Năng lực riêng:

l   Năng lực nhận thức hóa học:  Trình bày được:

Ø   Khái niệm và lấy được ví dụ về liên kết cộng hóa trị (liên kết đơn, đôi, ba) khi áp dụng quy tắc octet.

Ø   Công thức Lewis của một số chất đơn giản.

Ø   Khái niệm về liên kết cho - nhận.

Ø   Xác định được các loại liên kết (liên kết cộng hóa trị không cực, phân cực, liên kết ion) dựa theo độ âm điện.

Ø   Sự hình thành liên kết σ và liên kết π qua sự xen phủ AO.

Ø   Khái niệm năng lượng liên kết (cộng hóa trị).

Ø   Lắp ráp được mô hình phân tử một số chất như C2H4, C2H2Cl2.

·      Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:  Quan sát sự tan của một số chất có liên kết cộng hóa trị trong nước. Độ bền của một số chất khi đun nóng.

·      Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được nhiều hiện tượng như tại sao khí NH3 lại tan tốt trong nước trong khi khí O2 lại ít tan trong nước. Sự khác nhau khi đun nóng đường và muối ăn.

3. Phẩm chất

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

·      Cẩn thận trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

·      Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, phiếu học tập, dụng cụ lắp ráp mô hình NaCl.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu: Thông qua việc yêu cầu Hs biểu diễn liên kết trong đơn chất O2, hợp chất H2O giáo viên giúp Hs bước đầu có sự hứng thú để tìm hiểu thêm loại liên kết mới khác với liên kết ion.

b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, dựa vào kiến thức đã học của cấp 2, trả lời câu hỏi mở đầu.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt ra câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học của cấp 2, biểu diễn liên kết trong phân tử O2, H2O. Liên kết trong hai chất trên có phải là liên kết ion không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Để có được câu trả lời chính xác cho câu hỏi khởi động, chúng ta đi tìm hiểu về Bài 11: Liên kết cộng hóa trị.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị trong đơn chất

a) Mục tiêu: Hs biết được thế nào là liên kết cộng hóa trị, tìm hiểu về liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử phi kim tạo nên đơn chất.

b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm: Tìm hiểu khái niệm liên kết cộng hóa trị, sự hình thành liên kết cộng hóa trị.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các phiếu học tập

d) Tổ chức thực hiện:   

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu, 1 nhóm từ  12-14 HS, đặt tên nhóm (nhóm chuyên sâu 1, 2, 3), lập danh sách nhóm, lấy số thứ tự cho từng thành viên, hoàn thành phiếu chuyên sâu.

+ Sau khi các nhóm chuyên sâu hoạt động, những học sinh của các nhóm chuyên sâu có cùng số thứ tự ghép thành nhóm mảnh ghép, hoàn thành phiếu mảnh ghép 1.

Thực hiện nhiệm vụ:

Hoàn thành phiếu chuyên sâu 1, 2, 3 và phiếu mảnh ghép 1.

PHIẾU CHUYÊN SÂU 1

1. Viết cấu hình electron của nguyên tử H (Z = 1)

.………………………………………

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử H. Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của H (mỗi một electron là một dấu chấm).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất là He 1s2 thì H còn thiếu bao nhiêu electron? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử H2?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

PHIẾU CHUYÊN SÂU 2

1. Viết cấu hình electron của nguyên tử O (Z = 8)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử O? Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của O (mỗi một electron là một dấu chấm)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất thì O còn thiếu bao nhiêu electron? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử O2?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

PHIẾU CHUYÊN SÂU 3

1. Viết cấu hình electron của nguyên tử N (Z = 7)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử N? Biểu diễn số electron ở lớp ngoài cùng của N (mỗi một electron là một dấu chấm)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó thì N còn thiếu bao nhiêu electron? Trình bày sự hình thành liên kết trong phân tử N2?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

PHIẾU MẢNH GHÉP 1

 

H2

O2

N2

Cl2

Công thức electron

 

 

 

 

CTCT

 

 

 

 

 

Số liên kết giữa hai nguyên tử.

 

 

 

 

Khái niệm liên kết cộng hóa trị

 

Khái niệm liên kết cộng hóa trị không cực

 

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS hoặc HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Liên kết cộng hóa trị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU CHUYÊN SÂU 1

1.  1s1

2.  H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng:           H·

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất là He 1s2 thì H còn thiếu 1 electron. 

 Nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình khí hiếm gần nhất; mỗi nguyên tử góp chung 1

electron để tạo nên 1 cặp eletron dùng chung cho cả 2 nguyên tử.

=>  Liên kết cộng hóa trị: Liên kết đơn

 

PHIẾU CHUYÊN SÂU 2

1. 1s22s22p4 .

2. O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng:               

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó nhất thì O còn thiếu 2 electron.

- Sự hình thành liên kết trong phân tử O2:

 Nguyên tử O có 4 electron lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình khí hiếm gần nhất; mỗi nguyên tử góp chung 2 electron để tạo nên 2 cặp eletron dùng chung cho cả 2 nguyên tử.

=>  Liên kết cộng hóa trị: Liên kết đôi

 

PHIẾU CHUYÊN SÂU 3

1. 1s22s22p3

2. N có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng:                   :

3. Để đạt cấu hình bền vững giống với khí hiếm gần nó thì N còn 3 electron.  Sự hình thành liên kết trong phân tử N2 :

Nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng, để đạt cấu hình khí hiếm gần nhất; mỗi nguyên tử góp chung 3 electron để tạo nên 3 cặp eletron dùng chung cho cả 2 nguyên tử.

=> Liên kết cộng hóa trị: Liên kết 3

 

 

 

 

 

PHIẾU MẢNH GHÉP 1

 

H2

O2

N2

Cl2

Công thức electron

H:H

O::O

N:::N

Cl:Cl

CTCT

 

H-H

O=O

N≡N

Cl-Cl

Số liên kết giữa hai nguyên tử.

1

2

3

1

Khái niệm liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.

Khái niệm liên kết cộng hóa trị không cực

Liên kết cộng hóa trị không phân cực: các cặp electron chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án hóa học 10 cánh diều, soạn mới giáo án hóa học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án lịch sử 10 hóa học Bài 11. Liên kết cộng hóa trị
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Hóa học 10 Cánh diều Bài 11. Liên kết cộng hóa trị . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án hóa học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận