Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 9: giống cây trồng (2 tiết)

Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 9: giống cây trồng (2 tiết) được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ trồng trọt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 9: GIỐNG CÂY TRỒNG (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

·      Trình bày được khái niệm và vai trò của giống cây trồng.

2. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

·      Nhận biết được một số giống cây trồng ở địa phương.

·      Vận dụng được kiến thức để bảo quản các giống cây trồng quý.

- Năng lực chung:

●       Chủ động tìm hiểu về đặc trưng chung của giống cây trồng thể hiện ở sự khác biệt, sự đồng nhất và có tính ổn định.

●       Giải quyết vấn để khi vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong nâng cao vai trò của giống cây trồng đối với sản xuất nông nghiệp.

2. Phẩm chất:

·      Hình thành tính trung thực khi tìm hiểu những đặc điểm mới của cây trồng; tương tác giữa kiểu gene của cây trồng và môi trường sống xung quanh.

·      Có ý thức trân trọng nghề nghiệp về lĩnh vực giống cây trồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

·      SGK ông nghệ 10 – công nghệ trồng trọt

·      Tranh, hình ảnh phóng to trong sgk, video về thu hoạch cây trồng bằng máy.

·      Máy chiếu đa năng, máy tính, ….(nếu có).

2. Đối với học sinh

●       SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.

●       Tìm hiểu tài liệu về giống cây trồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

·      Gợi mở nội dung vả tạo hứng thú cho HS về khái niệm giống cây trồng.

·      Nhận biết kiến thức thực tiễn của HS về vai trò quan trọng của giống trong sản xuất nông nghiệp.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về một vấn đề liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi, bước đầu liên hệ đến nội dung bài học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về ý nghĩa của câu tục ngữ: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”.

- Từ câu trả lời của HS, GV chiếu một số hình ảnh để HS bước đầu phân biệt được cây sinh trưởng trưởng từ giống tốt và giống không tốt:

Phòng trừ bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn trên cây lúa

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

- Gợi ý trả lời: Câu tục ngữ thể hiện vai trò quan trọng của giống trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể trong câu tục ngữ là giống lúa; có mối liên hệ chặt chẽ giữa giống lúa tốt, sẽ cho cây mạ khoẻ, cây lúa sinh trưởng mạnh là tiềm năng cho năng suất thóc cao.

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 9: Giống cây trồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về giống cây trồng

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm giống cây trồng và nhận biết ba đặc trưng giống.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu thông tin mục 1 sgk, quan sát hình ảnh, đọc câu hỏi trang 50/Sgk và thảo luận trả lời, hình thành kiến thức về giống cây trồng và đặc trưng của giống cây trồng.

c. Sản phẩm học tập: HS bước đầu nắm được khái niệm về giống cây trồng cũng như biết thêm các đặc trưng của giống cây trồng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 9.1 A, B và 9.2 yêu cầu HS:

1. Hoàn thành bảng sau:

Đặc điểm so sánh

Bắp ngô hình 9.1A

Bắp ngô hình 9.1B

Hình dạng

 

 

Màu sắc lá bao bắp ngô

 

 

Màu sắc râu ngô

 

 

2. Hãy so sánh sự giống và khác nhau về hình dạng và màu sắc của hạt ngô trong hình 9.2.

- Từ kết quả HS trình bày, GV nhận xét câu trả lời, yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi hình thành kiến thức :

+ Theo em, giống cây trồng là gì?

+ Giống cây trồng có những đặc trưng nào?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung câu hỏi, quan sát hình 9.5 trả lời câu hỏi luyện tập trang 51 sgk.

+ Quan sát hình 9.5 và giải thích vì sao lại có sự khác nhau về màu sắc của hai quả bí đỏ A và B trên cùng một cây?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs nghiên các hình 9.1, 9.2, 9.5 trong SGK trang 50,51  liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời:

1. Hoàn thành bảng:

·      Hình 9.1A: Hình dạng thuôn và dài, lá bao màu xanh, râu ngô màu nâu.

·      Hình 9.1B: Hình dạng mập, lá bao màu tím, râu ngô màu tím.

2. Sự giống và khác nhau về hình dạng, màu sắc của hạt ngô trong hình 9.2:

·      Giống nhau: Các hạt ngô trên bắp ngô có hình dạng và cách sắp xếp trên bắp ngô tương đối giống nhau. Màu sắc ở một số bắp giống nhau.

·      Khác nhau: Kích thước và độ lớn của hạt (trắng,vàng, tím…), số lượng và sự phối trộn các hạt có màu sắc khác nhau trên cùng một bắp.

LTTrong điều kiện chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời nên quả bí A có màu vàng đậm hơn, trong khi đó, quả bí B tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gián tiếp vì bị lá che lấp nên có màu vàng nhạt => Sự khác nhau về màu sắc vỏ quả bí đỏ là do yếu tố môi trường tác động.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Giống cây trồng

- Khái niệm: Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau ; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống ; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng…

- Giống cây trồng ngoài bị kiểm soát bởi gen còn chịu sự tác động của môi trường.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 9: giống cây trồng (2 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 9: giống cây trồng (2 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận