Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 4: thành phần và tính chất của đất trồng

Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 4: thành phần và tính chất của đất trồng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ trồng trọt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

CHỦ ĐỀ 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

BÀI 4: THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Biết được các khái niệm, thành phần của đất trồng; các tính chất cơ bản của đất trồng và khái niệm độ phì nhiêu của đất.

2. Về năng lực

Năng lực công nghệ:

- Trình bày được khái niệm, thành phần của đất trồng.

- Trình bày được các tính chất cơ bản của đất trồng.

- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất.

Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn thông tin thích hợp để tìm hiểu về đất trồng, vai trò, thành phần, tính chất của đất trồng trong sản xuất nông nghiệp.

2. Phẩm chất:

-  Có ý thức bảo vệ đất trồng trong quá trình sử dụng đất.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

●       SGK, SGV, Giáo án.

●       Máy tính, máy chiếu.

●       Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (phẫu diện các loại đất, thành phần cơ giới của đất, keo đất,...).

●       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

●       SGK, SBT, vở ghi

●       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, tìm tòi kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về khái niệm, thành phần, tính chất của đất trồng.

b. Nội dung: HS quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv yêu cầu: HS quan sát Hình 4.1. Phẫu diện của một số loại đất trồng và đưa ra nhận xét sự khác nhau về hình thái.

A picture containing letter

Description automatically generated

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.

- GV kết luận:

+ Hình A: Đất than bùn: có màu nâu đen

+ Hình B: Đất bạc màu: có màu nâu trắng

+ Hình C: Đất bạc màu trên phù sa cổ: có pha màu trắng và vàng

+ Hình D: Đất đỏ nâu trên đá vôi:  có màu nâu vàng

- GV dẫn dắt vào bài học: Để biết được thành phần và tính chất của đất trồng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đất trồng

a. Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm đất trồng, các yếu tố hình thành đất trồng.

b. b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung bài học để biết được ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp và hô hấp của cây trồng

c. Sản phẩm học tập: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cây trồng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục Mục 1 và phân tích các dấu hiệu bản chất của khái niệm đất trồng về vị trí, vai trò và nguồn gốc hình thành của đất.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.2 và trả lời câu hỏi: Bộ rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV mở rộng:

1. Chất hữu cơ trong đất: Chất hữu cơ trong đất là xác sinh vật và chất thải của động vật trong quá trình sổng. Mùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ xác hữu cơ và có thành phần rất phức tạp. Trong đất tồn tại 3 dạng chất hữu cơ:

- Xác sinh vật chưa phân huỷ, trong đó chủ yếu là rễ thực vật bậc cao.

- Xác sinh vật đã phân huỷ và tạo nên các sản phẩm trung gian: protid, glucid, lipid,... nhờ vi sinh vật khoáng hóa trong đất.

- Mùn thường có màu đen, là hỗn hợp phức tạp chứa chủ yếu là acid hữu cơ.

2. Vai trò của chất hữu cơ:

- Cải thiện tính chất lí học, hoá học và sinh học của đất.

- Tạo đất tơi xốp, tăng kết cấu, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng và ổn định nhiệt độ của đất.

- Bổ sung nhiều khoáng cho đất; là yếu tố quyết định độ phì của đất.

- Thu hút và tăng cường hệ sinh vật đất, nhất là vi sinh vật khoáng hóa; tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật đất phát triển.

- Cung cấp nguồn thức ăn đặc biệt cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt đạt năng suất cao.

- Kích thích rễ cây và tạo môi trường thuận lợi cho rễ cây phát triển.

1. Khái niệm đất trồng

- Khái niệm đất trồng gồm 3 dấu hiệu bán chất:

●        Vị trí trên vỏ Trái Đất: lớp ngoài cùng tơi xốp.

●        Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.

●        Nguồn gốc hình thành: do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố (khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người).

-  Rễ cây trồng phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt - tầng đất canh tác. Đây là tầng đất cung cấp các điều kiện cần thiết cho cây trồng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 4: thành phần và tính chất của đất trồng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 4: thành phần và tính chất của đất trồng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận