Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 13 : sâu hại cây trồng

Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 13 : sâu hại cây trồng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ trồng trọt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 13 : SÂU HẠI CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

·      Trình bày được khái niệm sâu hại cây trồng. 

·      Mô tả được đặc điểm nhận biết, tác hại và biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp

·      Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

2. Về năng lực

- Năng lực công nghệ:

·      Nêu được khái niệm sâu hại cây trồng.

·      Mô tả được đặc điểm nhận biết, tác hại và biện pháp phòng trừ một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

·      Nhận biết được một số loại sâu hại cây trồng thường gặp.

- Năng lực chung:

●       Đề xuất một số công việc, hoạt động của bản thân để góp phần phòng, trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

●       Chủ động tìm hiểu thêm về một số loài sâu hại. Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ cây trồng của gia đình khỏi sâu hại.

2. Phẩm chất:

·      Có ý thức bảo vệ cây trồng của gia đình khỏi sâu hại

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

·      SGK ông nghệ 10 – công nghệ trồng trọt

·      Hình ảnh về các loại sâu hại cây trồng thường gặp : sâu cuốn lá nhỏ hại lúa, sâu tơ hại rau cải, ruồi đục quả, sâu đục thân ngô, bọ hà hại khoai lang và một số loài sâu hại phổ biến tại địa phương

·      Máy tính, máy chiếu (trình chiếu hình ảnh, video clip liên quan đến nội dung bài học).

2. Đối với học sinh

●       SGK Công nghệ lớp 10 - Công nghệ trồng trọt.

●       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở cho HS một số cây trồng bị sâu hại và có hứng thú tìm hiểu về các loại sâu hại cây trồng.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát Hình 13.1, thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu

c. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được con trùng hại cây trồng

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát Hình 13.1. Một số động vật gây hại cây trồng

- GV đặt câu hỏi : Cho biết đâu là côn trùng hại cây trồng ? Vì sao ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS xung phong trình bày câu trả lời của mình trước lớp.

- Gợi ý trả lời:

Côn trùng hại cây trồng trong hình:

·      Hình A. Châu chấu

·      Hình B. Sâu keo mùa thu

·      Hình G. Rệp

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung Bài 13. Sâu hại cây trồng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm sâu hại cây trồng

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sâu hại cây trồng

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm sâu hại cây trồng

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu khái niệm sâu hại cây trồng

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nghiên cứu thông tin trong SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi sau :

+ Sâu hại cây trồng là gì?

+ Sâu hại cây trồng được chia thành những nhóm nào?

- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh vòng đời một sâu hại thuộc nhóm biến thái hoàn toàn, hình ảnh vòng đời của một sâu hại thuộc nhóm biến thái không hoàn toàn, yêu cầu HS nhận dạng.

Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ

Vòng đời rầy phấn trắng

Cùng trẻ khám phá vòng đời con châu chấu | MN Thượng Thanh

Vòng đời của châu chấu

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm kiến thức về nhà côn trùng học trong SGK

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs nghiên cứu thông tin mục 1 sgk, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát quá trình HS thực hiện và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày câu trả lời:

Gợi ý

+ Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.

Sâu hại gồm hai nhóm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

+ Biến thái hoàn toàn : sâu cuốn lá nhỏ ; rầy phấn trắng

Biến thái không hoàn toàn : châu chấu

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm sâu hại cây trồng

- Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng.

- Sâu hại gồm hai nhóm: biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 13 : sâu hại cây trồng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 13 : sâu hại cây trồng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận