Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 5: biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng

Giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 5: biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Công nghệ trồng trọt chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: BIỆN PHÁP CẢI TẠO, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Phân tích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo, sử dụng, bảo vệ đất trồng.

- Biết được độ mặn, độ chua của đất.

2. Về năng lực

Năng lực công nghệ:

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo, sử dụng, bảo vệ đất trồng.

- Vận dụng được kiến thức về sử dụng, cải tạo đất trồng vào thực tiễn.

- Xác định được độ mặn, độ chua của đất.

Năng lực chung: Lựa chọn được nguồn thông tin thích hợp để tìm hiểu thêm về cơ sở khoa học của các biện pháp cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, đất chua, đất mặn hợp lý.

2. Phẩm chất:

- Có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng và bảo vệ đất trồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

●       SGK, SGV, Giáo án.

●        SGK Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt.

●                 Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học (phẫu diện các loại đất, hình ảnh các loại đất cần cải tạo, biện pháp cải tạo,...).

●                 Máy tính, máy chiếu.

●                 Dụng cụ, vật liệu thực hành đo độ chua, độ mặn của đất (xẻng đào đất, XC hoặc thùng, nước có độ pH = 7 hoặc nước cất, máy đo pH, máy đo độ mặn, cốc dung tích 1 lít).

●                 Phiếu ghi kết quả và đánh giá thực hành đo độ chua, độ mặn của đất.

2. Đối với học sinh

●       SGK, SBT, vở ghi

●       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở kiến thức, tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về các loại đất trồng.

b. Nội dung: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi: Theo em, giữa đất phù sa và đất phèn, loại đất nào sử dụng tốt hơn trong trồng trọt? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS.

- GV kết luận:

●       Đất phù sa được hình thành do sự bồi tụ của các con sông, là loại đất tốt, màu mỡ, thuận lợi cho trồng trọt.

●       Đất phù sa rất giàu khoáng chất, chất dinh dưỡng, đây là một trong những loại đất màu mỡ nhất, loại đất trồng cây tốt nhất.

●       Đất phù sa rất tơi xốp vì có nhiều mùn trong tự nhiên. Tỷ lệ cát và sét trong đất phù sa tương đương nhau giúp đất có độ xốp và kết cấu tốt. Giúp loại đất này có khả năng thoát nước tuyệt vời và các điều kiện khác thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

●       Đất có độ giữ nước vừa phải, không quá kém như đất cát cũng không quá chặt như đất sét, giúp cây hấp thụ được dưỡng chất một cách hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sinh trưởng, giúp cây đạt năng suất cao trong nông nghiệp.

- GV dẫn dắt vào bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp để sử dụng và cải tạo đất, phục cho mục đích sản xuất nông nghiệp – Bài 5. Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- GV tổ chức phương pháp dạy học dự án, HS tìm hiểu trước nội dung ở nhà theo phiếu học tập giáo viên đã phát và thuyết trình tại lớp :

+ Nhóm 1 : Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu

+ Nhóm 2 : Cải tạo, sử dụng xói mòn mạnh trơ sỏi đá

+ Nhóm 3 : Cải tạo, sử dụng đất mặn

+ Nhóm 4 : Cải tạo, sử dụng đất mặn

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu

a. Mục tiêu: HS giải thích được cơ sở của các biện pháp cải tạo, sử dụng dựa vàc nguyên nhân hình thành và đặc điểm của đất xám bạc màu.

 b. Nội dung: GV yêu cầu HS nhóm 1 báo cáo kết quả tìm hiểu ở nhà.

c. Sản phẩm học tập: phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu nhóm 1 trình bày sản phẩm nhóm theo yêu cầu từ tiết trước: Nghiên cứu Mục 1, trang 25, quan sát Hình 5.1 và hoàn thành nội dung theo bảng dưới đây:

Nguyên nhân hình thành

Đặc điểm của đất xám bạc màu

Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng

Tác dụng của mỗi biện pháp cải tạo

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhóm 1 báo cáo.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức

1. Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều, soạn mới giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 5: biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều Bài 5: biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ trồng trọt 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận